Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất USD lại bị bẻ cong

Những ngày gần đây, bên cạnh hiện tượng “vượt trần” lãi suất VND lại rộ lên chuyện các ngân hàng (NH) giữ chân khách hàng bằng cách huy động vượt trần đối với USD.

Tăng lãi suất USD nhưng tùy mặt, tùy tiền


Từ đầu năm tới nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục sử dụng nhiều “đòn” khác nhau để giảm tối đa việc nắm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp (DN) và cá nhân. Đặc biệt, NHNN đã ban hành thông tư hạ trần lãi suất tiền gửi USD xuống mức 2%/năm đối với cá nhân và 0,5%/năm đối với DN.

Sau khi NHNN ban hành thông tư quy định “trần” lãi suất huy động USD tối đa là 2%/năm, một loạt các NH đều đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Trong đó, nhiều NH điều chỉnh giảm xuống chỉ còn 0,5%/năm.

Tuy nhiên, gần đây, đúng như một số cơ quan báo chí phản ánh, tình trạng lãi suất USD cũng bị bẻ cong. Cũng như hình thức thỏa thuận ngầm lãi suất USD, các NH vẫn niêm yết mức lãi suất USD đồng loạt ở mức tối đa là 2%/năm. Trên thực tế nhân viên tín dụng nhiều NH khi làm việc với khách hàng cho biết sẽ trả cho khách từ 3 – 3,5%/năm tuỳ số lượng tiền gửi. Tuy nhiên, việc thỏa thuận lãi suất chỉ được áp dụng với tùy khách và tùy vào lượng tiền gửi.

Anh L.Giang, Giám đốc một công ty xuất nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho biết, gần đây, số tiền USD công ty anh gửi tại một NH được thông tin áp dụng mức lãi suất là 2%/năm. Trong khi đó, một khách hàng cá nhân khác là chị Nguyễn Thị Vân Anh cũng cho biết, chị đang có ý định rút tiền USD để chuyển sang gửi VND thì được thông báo, số tiền 40.000 USD của chị sẽ được hưởng mức lãi suất là 3%/năm.

Tuy nhiên, cũng có tài khoản tiết kiệm tại cùng NH với chị Vân Anh nhưng chị Đỗ Thị Thu Huyền, Đội Cấn, Ba Đình, HN lại cho biết, mức lãi suất đối với khoản tiền 20.000 USD của chị vẫn là 2%/năm chứ không có điều chỉnh tăng.

Một số ngân hàng thương mại còn tung ra các chương trình khuyến mãi với các quà tăng khá hấp dẫn khi gửi tiền USD để thu hút khách hàng như Eximbank, NH Phương Đông…

Tín dụng ngoại tệ vẫn tăng

Việc lãi suất huy động VND thỏa thuận tăng cao, có lúc chạm 20%/năm, trong khi lãi suất huy động USD lại bị điều chỉnh giảm chỉ còn 2%/năm khiến nhiều người chuyển từ tiết kiệm bằng USD sang tiết kiệm bằng VND. Theo báo cáo của Chính phủ tính đến 20.6, huy động vốn bằng ngoại tệ giảm 3,62% so với cuối tháng trước và chỉ tăng 8,94% so với cuối năm 2010. Trong khi tín dụng ngoại tệ tăng 2,43% so với tháng trước và tăng tới 23,47% so với cuối năm 2010. Con số trên cho thấy, nhu cầu vay USD vẫn hiện hữu, tuy nhiên, nguồn huy động khá khan hiếm khó đáp ứng được nhu cầu tín dụng USD.

Để hạn chế tình trạng trên, 31.5, NHNN đã ban hành thông tư yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải bán ngoại tệ cho NH bắt đầu từ ngày 1.7. Tuy nhiên, theo ghi nhận thì lượng ngoại tệ các NH mua được từ đầu tháng 7 không được dồi dào như dự đoán khiến một số NH thương mại lo ngại nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của DN và người dân sẽ bị giảm đáng kể, đặc biệt là những tháng cuối năm, nhu cầu thanh toán gia tăng.

Lãnh đạo một NH TMCP tại Hà Nội cũng cho rằng, hiện nay lãi suất huy động và cho vay đối với USD hiện đang chênh lệch khá lớn. Theo báo cáo của NHNN, trong tuần vừa qua lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn và đối với trung và dài hạn dao động từ 7,5-8%/năm. Trong khi đó, trần lãi suất tiền gửi USD các kỳ hạn là 2%/năm. Giả sử, nếu mức lãi suất này có thỏa thuận lên tới 3% thì chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và cho vay vẫn khá lớn. Do đó, các NH vẫn tìm cách "đi đêm" lãi suất để thu hút khách gửi tiền USD đảm bảo thanh khoản.

Hơn nữa, việc huy động tiền đồng hiện cũng gặp phải không ít khó khăn, do đó, thay vì tập trung vào tiền đồng với mức lãi suất quá cạnh tranh, các NH bắt đầu xoay sang USD để tìm lối ra.

Về phía các DN, thời gian qua, lãi suất VND khá cao, có lúc lên tới 25 đến 26%/năm thì việc vay vốn USD với mức lãi suất như trên cũng không phải là quá hớ. Hơn nữa, trong thời gian qua, tỷ giá VND/USD lại khá ổn định.

Việc tăng lãi suất tiền gửi ngoại tệ có thể thu hút được vốn vào NH, tuy nhiên, chắc chắn sẽ tăng thêm áp lực đến tỷ giá trong thời gian tới. Trong khi đó, nhiệm vụ ổn định thị trường tiền tệ, hạ dần lãi suất VNĐ, ổn định tỷ giá vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ yêu cầu NHNN tập trung thực thi trong thời gian tới. Do đó, những mầm mống của việc bẻ cong lãi suất USD đang là vấn đề đòi hỏi cơ quan quản lý có biện pháp giải quyết kịp thời.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lãi suất: Nguội đầu vào, vẫn nóng đầu ra
  • Bài toán “lạm phát - lãi suất”: Luẩn quẩn chưa thấy lối ra
  • Khổ vì “ma trận” thủ tục đầu tư
  • Ngân hàng vẫn độc quyền… lợi nhuận cao?
  • Giảm lãi suất nửa vời
  • Áp thấp có thành bão?
  • Lo... thu ngân sách tăng?
  • Cẩn trọng với lách trần lãi suất huy động (kỳ 3)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!