Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Lật tẩy' chiêu bài 'lợi dụng' USD hóa của các 'ông nhỏ'

Trong khi cả thế giới đang 'đồng tâm hiệp lực' chống lại nền kinh tế đô la hóa thì không ít nước lại sử dụng đồng tiền này như một công cụ hữu ích để ghìm lạm phát và hút vốn đầu tư.

Siêu lạm phát lùi bước trước ‘đô la hóa’


Tổng cục Thống kê Zimbabwe công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2011 đã tăng 0,9% so với tháng trước. Điều này cho thấy, Chính phủ Zimbabwe đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát kể từ mức kỷ lục tăng 23.000.000% trong tháng 7/2008. Sau khi có mức tăng kỷ lục trên, Chính phủ Zimbabwe đã ngừng tính lạm phát cho đến hết năm đó. Tuy nhiên chỉ sau hai năm, Zimbabwe đã khống chế thành công siêu lạm phát.

Ngoài những nỗ lực của Chính phủ Zimbabwe trong việc cải thiện nền kinh tế như tái cấu trúc nền kinh tế, chống tham nhũng... thì việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc chống siêu lạm phát.

Kể từ tháng 2/2009, Chính phủ mới của Zimbabwe đã thiết lập hệ thống giao thương đa tiền tệ trong đó đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến nhất. Phân bổ ngân sách quốc gia năm 2009, dự toán ngân sách 2010 đều sử dụng USD làm đơn vị tiền tệ. Đối với các giao dịch dân sự, theo ước tính của các ngân hàng, 4/5 các giao dịch kể cả các giao dịch hàng hóa sản xuất trong nước hay việc trả lương cho công nhân và các giao dịch chứng khoán đều sử dụng đồng tiền này.

Trên thị trường, tất cả các cửa hàng đều niêm yết giá cả hàng hóa của họ bằng đô la Mỹ, dẫn tới việc thiếu hụt các đồng xu Mỹ trong thanh toán và Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức đồng ý cung cấp đồng xu cho Zimbabwe để khắc phục sự thiếu hụt này.

Để thu hút thêm nhiều ngoại tệ, Zimbabwe cần thực thi chính sách thặng dư thương mại vốn đang được thuận lợi nhờ việc giá vàng và platium, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Zimbabwe, đang ở mức cao trong thời gian qua.

Qua kinh nghiệm đô la hóa nền kinh tế của các nước trước đó như Argentina, Bolivia, Brazil, Peru, Ecuador và sự phân tích của các chuyên gia thì kinh tế Zimbabwe vẫn còn nhiều vấn đề lớn cần cải cách, nhưng việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế cũng đánh bại được siêu lạm phát, giúp cho nền kinh tế hoạt động tốt như đánh giá của Kramarenko, trưởng đoàn công tác của IMF trong chuyến khảo sát hỗ trợ Chính phủ Zimbabwe vào cuối tháng 3 vừa qua.

Hút vốn ngoại nhờ ‘đồng bạc xanh’

Campuchia là một trong những nền kinh tế bị đô la hóa nặng nề nhất ở khu vực Đông Nam Á. Trong khi các chuyên gia quốc tế khuyên nước này nên giảm tình trạng đô la hóa thì chính người dân Campuchia đã tự lựa chọn đồng USD làm đồng tiền sử dụng phổ biến nhất, chứ không phải đồng nội tệ riel của họ. Quan trọng hơn, những nhà quản lý cũng chưa muốn thay đổi thực trạng này.

Những năm gần đây, kinh tế Campuchia không ngừng tăng trưởng ở mức hai con số. Campuchia cũng trở thành nền kinh tế Đông Nam Á thu hút khá mạnh dòng vốn đầu tư nước ngoài. Ước tính, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng lên mức 3,5 tỷ USD vào năm 2007 so với 38 triệu USD vào năm 1990. Đáng nói là câu chuyện thành công của kinh tế Campuchia một phần nhờ việc sử dụng đồng USD trong vai trò đồng tiền chủ chốt.

Do nhiều yếu tố lịch sử, vào năm 1979, đồng riel được đưa vào lưu thông trở lại. Tuy nhiên, người dân Campuchia vẫn thích sử dụng đồng bạc xanh từ khi vốn viện trợ nước ngoài đổ vào thời kỳ thập niên 1990. Từ đó đến nay, việc sử dụng đồng USD trở nên phổ biến và hiện đồng USD chiếm 90% lượng tiền trong lưu thông, chiếm 97% tiền gửi tại các ngân hàng. Thậm chí, phần lớn các ngân hàng không cấp tín dụng đồng riel.

Các nhà lãnh đạo Campuchia còn hy vọng quốc gia này sẽ nổi lên tại châu Á nhờ thực hiện cam kết sử dụng lâu dài đồng USD. Ông Hang Chuon Naron, Tổng thư ký Hội đồng kinh tế quốc gia Campuchia, không ngần ngại bảo vệ chính sách phụ thuộc vào đồng USD của Phnompenh: “Nhờ có việc đô la hóa, người dân không lo sợ khi gửi tiền vào ngân hàng. Chỉ có thể tiến hành phi đô la hóa chừng nào đồng riel trở thành đơn vị tiền tệ chính. Song điều này cần có thời gian. Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề là cần từng bước nâng tỷ lệ đồng riel trong dự trữ quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng, qua đó về lâu dài, tạo dựng được lòng tin của người dân vào đồng nội tệ”.

Ông Jayant Menon, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cho biết, Campuchia đã vượt qua được khủng hoảng tài chính tương đối tốt và sự phụ thuộc nhiều vào đồng đô la có thể là một nhân tố đóng góp vào sự thành công này. Ngoài ra, tính toán của ADB cho thấy, thời kỳ 1990 đến 1998, lạm phát tại Campuchia lên tới 56% thì đến thập kỷ qua, khi đồng USD được sử dụng phổ biến, lạm phát ở Campuchia duy trì ở mức 3,5%.

‘Con dao hai lưỡi’

Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt. Theo chuyên gia kinh tế Steve Hanke, việc đô la hóa nền kinh tế có những ưu điểm như cắt siêu lạm phát ngay lập tức, nhanh chóng giúp giảm lãi suất huy động, ổn định ngân sách quốc gia … nhưng vẫn có những hạn chế như không có sự đảm bảo cuối cùng cho sự ổn định của hệ thống ngân hàng; hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào chính sách kinh tế của Mỹ và qua đó không có khả năng phản ứng lại các cú sốc của hệ thống tài chính và trong ngắn hạn không đảm bảo được năng lực cạnh tranh quốc gia.

Với Campuchia, vấn đề khó khăn hiện nay là quyết định sẽ dùng đồng tiền nào để định giá cổ phiếu một khi sàn chứng khoán sẽ mở vào tháng 7 năm nay. Mới đây, các nhà tổ chức thị trường chứng khoán Campuchia đã tiến hành khảo sát xem nên định giá cổ phiếu bằng đồng riel hay đồng USD, hay cả hai. Một số ý kiến cho rằng, việc niêm yết cổ phiếu bằng đồng riel sẽ khiến tăng chi phí và sự khó khăn trong nền kinh tế vốn đã bị đô la hóa quá nhiều, ngoài ra còn tạo ra rủi ro đối với nhà đầu tư nước ngoài và khiến họ rời thị trường.

Ông Jayant Menon, đồng tác giả cuốn sách của ADB với nhan đề “Giải quyết vấn đề đa tiền tệ ở các nền kinh tế chuyển đổi”, cho rằng biện pháp tốt nhất lúc này đối với Campuchia là tiếp cận từ từ đối với vấn đề chống lại tình trạng đô la hóa hơn là thực hiện cải cách quyết liệt.

Theo các chuyên gia, vẫn có những biện pháp ngắn hạn để các Chính phủ giảm bớt sự phụ thuộc vào USD. Chẳng hạn, Campuchia có thể tăng cường khích lệ người dân gửi tiền tiết kiệm bằng đồng nội tệ hoặc một số khu vực tư nhân trả lương bằng đồng riel. Tuy nhiên, việc tách khỏi USD hiện không phải là một ưu tiên hàng đầu của Campuchia. Hiện tại, thông điệp của các nhà lãnh đạo nước này khá rõ ràng: “Dù quá trình đô la hóa là rất đáng tôn trọng nhưng chúng tôi phải tập trung vào nhiệm vụ tạo ra việc làm và phát triển kinh tế. Triển vọng tăng trưởng kinh tế dài hạn sẽ cho phép việc chuyển tiếp sang đồng riel”, ông Hang Chuon Naron chia sẻ.

(Báo Đất Việt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nên nới lỏng chính sách tiền tệ
  • Thị trường ngoại tệ bắt đầu hạ "nhiệt"
  • Vàng - Bất động sản - chứng khoán: Bối rối chọn kênh đầu tư
  • Không có giải pháp mới, sẽ rất lãng phí!
  • Lạm phát từ chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
  • Bóng ma suy thoái kép
  • 6 giải pháp cơ bản gia tăng nguồn cung ngoại tệ
  • Làm sao để DN đễ tiếp cận vốn ngân hàng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!