Nếu không giảm dần bội chi ngân sách, nợ chính phủ sẽ tiến dần đến mức an toàn được cảnh báo.
Năm 2009, tăng trưởng kinh tế tuy chậm lại nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít nước đạt tăng trưởng dương trong bối cảnh kinh tế thế giới và nhiều nước lâm vào suy thoái với tốc độ tăng trưởng GDP đạt được là 5,32%. Lạm phát được kiểm soát ở mức độ thấp hơn nhiều so với năm 2008 nhưng bắt đầu có xu hướng tăng kể từ khi thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế cũng như tác động từ xu hướng tăng giá của hàng hóa thế giới, lộ trình điều chỉnh giá thị trường một số mặt hàng như than, điện, xăng dầu...
Theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, năm 2009, thâm hụt cán cân thương mại là 7 tỷ USD (7,8% GDP) và thâm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lãi được thu hẹp về giá trị tuyệt đối nhưng do NK giảm mạnh hơn XK chứ không phải do sự cải thiện trong XK.
Thâm hụt cán cân vãng lãi tiếp tục được tài trợ bởi luồng vốn nước ngoài, tuy nhiên, lượng vốn vào suy giảm so với cùng kỳ năm 2008 chủ yếu do giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm, các nhà đầu tư nước ngoài bán ra ròng. Cơ cấu luồng vốn chủ yếu là nguồn vốn trung và dài hạn.
Năm 2009, bội chi ngân sách nhà nước ở mức 6,9% GDP, tăng cao sau nhiều năm ổn định ở mức thâm hụt khoảng 4-5% GDP. Nợ chính phủ tăng cao, năm 2008 khoảng 36,5% GDP, năm 2009 ước lên đến 40% GDP, năm 2010 dự kiến khoảng 44% GDP. Nếu không có giải pháp quyết liệt để giảm dần bội chi ngân sách trong vài năm tới, nợ chính phủ sẽ tiến dần đến mức an toàn được cảnh báo.
Tăng trưởng kinh tế vẫn theo quy mô chiều rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao. Tổng mức đầu tư toàn xã hội bằng 42,2% GDP (kế hoạch là 39,5% GDP) trong khi tốc độ tăng trưởng sụt giảm chỉ còn khoảng 5,32%.
Do năng suất lao động thấp, chi phí trung gian cao nên hiệu quả đầu tư bị giảm sút, thể hiện ở chỉ số ICOR tăng cao, nhanh. Chỉ số ICOR của Việt Nam là 3,2 trong giai đoạn 1991-1995, tăng lên 3,7 giai đoạn 1996-2000, lên 4,6 giai đoạn 2000-2005 và 5,1 giai đoạn 2005-2008. Đặc biệt chỉ số ICOR tăng lên trên 8 so với mức 6,66 của năm 2008. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngày càng giảm xuống.
Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% và kiểm soát lạm phát dưới 7% đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều trong quản lý kinh tế vĩ mô. Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại.
Đó là theo dõi sát sao diễn biến lạm phát để điều chỉnh chính sách tiền tệ và tài khóa kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xử lý hài hòa sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế vào cầu trong nước và nước ngoài; cần tăng cường tiết kiệm quốc gia, giảm và nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế để cải thiện cán cân vãng lãi; định hướng thu hút vốn FDI, mở rộng tiếp cận vốn vay của NHTM nhằm hạn chế vay nợ nước ngoài; nâng cao tính chuyển đổi của đồng VNĐ và khắc phục tình trạng đô la hóa.../
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com