Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ma trận dòng tiền đầu tư: Chưa đủ công cụ giám sát “vùng mờ”

Hầu hết các ngân hàng thương mại đều thành lập hay góp vốn vào công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư tài chính hoặc công ty chứng khoán.

Ngân hàng rót tiền cho các công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư tài chính, rồi những công ty này lại lấy những nguồn tiền đó đi mua lại cổ phiếu của chính ngân hàng đó và những công ty có liên quan, và khi cổ phiếu rớt giá, tiền đó lại được bỏ vào ngân hàng hưởng lãi.

Hầu hết các ngân hàng thương mại đều thành lập hay góp vốn vào công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư tài chính hoặc công ty chứng khoán. Các công ty này nhận được các khoản tiền uỷ thác đầu tư từ các định chế tài chính để đem đi đầu tư, và một phần lớn trong đó đã được rót ngược lại đầu tư cổ phiếu ngân hàng và các công ty có liên quan với nó.

 


Chẳng hạn, báo cáo tài chính 2011 của công ty cổ phần quản lý quỹ Tín Phát cho thấy trong năm đã nhận uỷ thác đầu tư những nơi có liên quan là ngân hàng Maritime Bank 200 tỉ đồng, từ công ty cổ phần Dệt may Việt Nam 500 tỉ đồng, công ty quản lý nợ MSB, công ty con của Maritime Bank cũng uỷ thác 720 tỉ đồng. Tín Phát cũng được ngân hàng Eximbank uỷ thác đầu tư 4.000 tỉ đồng (được rút về vào cuối năm), ngân hàng Đại Dương ủy thác 200 tỉ đồng, ngân hàng VPB uỷ thác 1.444 tỉ đồng…

Ngược lại, Tín Phát đã đầu tư 186 tỉ đồng vào ngân hàng Mê Kông, đơn vị Maritime Bank đang sở hữu 10,16% vốn điều lệ; bỏ 134 tỉ đồng vào công ty cổ phần chứng khoán Maritime Bank, đơn vị ngân hàng này sở hữu 2% vốn điều lệ; đầu tư 111,7 tỉ đồng vào công ty cổ phần tài chính dệt may Việt Nam, đơn vị có liên quan đến tập đoàn Dệt may Việt Nam đang có cổ phần ở ngân hàng Maritime Bank…

Việc đầu tư qua lại, chồng chéo như trên có thể tìm thấy ở nhiều tổ chức tín dụng khác, thông qua những công ty khác như công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính... Thí dụ, trong năm 2011, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình, đơn vị ngân hàng TMCP An Bình sở hữu 6,67% vốn, dùng tiền mua vào cổ phiếu ngân hàng An Bình, cổ phiếu ngân hàng Quân đội (MB), ngân hàng Maritime Bank. Ngân hàng An Bình cũng uỷ thác đầu tư 38 tỉ đồng vào công ty này. Hay tính đến quý 2/2012, ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) đã uỷ thác đầu tư 450 tỉ đồng cho công ty quản lý quỹ Kỹ thương.

Trong thời kỳ kinh doanh chứng khoán khó khăn, các công ty quản lý quỹ còn bỏ tiền vào ngân hàng hưởng lãi, như trong năm 2011 công ty quản lý quỹ An Bình gửi 2.000 tỉ đồng vào ngân hàng; ở công ty quản lý quỹ Thép Việt, gần 100% tiền đầu tư được gửi tiết kiệm; còn tính đến quý 2/2012 ở công ty quản lý quỹ Hùng Việt, lãi tiền gửi được 534 triệu đồng trong khi lãi đầu tư tài chính chỉ có 34 triệu đồng…

“Vùng mờ” quản trị dòng tiền

Theo số liệu của uỷ ban Chứng khoán nhà nước (SSC), tính đến cuối tháng 6.2012 có 47 công ty quản lý quỹ với số vốn điều lệ 2.600 tỉ đồng, quản lý tổng tài sản xấp xỉ 100.000 tỉ đồng. Phần lớn lượng tài sản được quản lý bởi nhóm công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng.

Trên website của SSC, chỉ một số công ty quản lý quỹ nộp báo cáo tài chính, và phần lớn trong đó không có thuyết minh tài chính. Các kiểm toán còn lưu ý, các khoản tiền uỷ thác đầu tư và tiền của công ty quản lý quỹ chưa tách bạch khi công ty quản lý quỹ không thực hiện lưu ký tài sản của nhà đầu tư tại ngân hàng lưu ký…

Ngoài ra, những lãnh đạo cao cấp của ngân hàng cũng là những người có tiếng nói quyết định ở công ty đầu tư. Thí dụ, chủ tịch HĐQT Techcombank cũng là chủ tịch hội đồng thành viên của công ty quản lý quỹ Kỹ thương, công ty quản lý quỹ đầu tư An Bình cũng tương tự… Sự kiêm nhiệm này càng khó rạch ròi được lợi ích các luồng tiền được chuyển giao qua lại giữa các bên có liên quan.

Đã có nhiều luật, cơ chế và tổ chức được thành lập để giám sát các ngân hàng, song đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng không có quyền thanh tra các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, vì vậy khó thể đánh giá đầy đủ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của ngân hàng.

Trong báo cáo thẻ điểm quản trị công ty năm 2011 được thực hiện bởi IFC, Diễn đàn quản trị công ty toàn cầu (GCGF) và uỷ ban Chứng khoán, qua câu hỏi: “Có trường hợp giao dịch nội bộ nào liên quan tới các thành viên HĐQT, ban giám đốc và nhân viên của công ty bị phát hiện trong kỳ khảo sát không?”, đã phát hiện được nhiều giao dịch nội gián. Hầu hết các công ty áp dụng ngưỡng 20% tổng tài sản đối với các giao dịch này, và ngưỡng trọng yếu cao này đồng nghĩa với việc nhiều giao dịch với bên liên quan không phải tuân thủ các chính sách công ty, vì chúng có giá trị thấp hơn ngưỡng 20%.

Theo báo cáo, ở các nước khác ngưỡng này thấp hơn nhiều. Thí dụ ở Hàn Quốc, các quy định niêm yết yêu cầu HĐQT phê duyệt đối với các giao dịch với bên liên quan có giá trị vượt quá 1% doanh thu hàng năm hay giá trị tổng tài sản, đồng thời phải báo cáo cho các cổ đông trong báo cáo thường niên và tại đại hội cổ đông. Ở Hong Kong, các giao dịch vượt quá 10 triệu đôla Hong Kong (tương đương 1,28 triệu đôla Mỹ) phải được đánh giá bởi một cố vấn độc lập và được phê duyệt bởi những cổ đông không liên quan đến giao dịch đó.

Báo cáo kinh tế vĩ mô thường niên 2012 của uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc đưa dòng tiền đi đầu tư lòng vòng, sở hữu chéo ngày càng nghiêm trọng. Đường đi của những nguồn tiền này đang được thị trường kỳ vọng sẽ rõ được phần nào qua kết quả thanh tra vụ thâu tóm Sacombank sẽ được công khai trên website NHNN trong thời gian tới, theo như cam kết của thống đốc NHNN trong phiên điều trần trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới đây.

Theo Hồng Sương

SGTT

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Những nguyên nhân sâu xa đằng sau các bất ổn tiền tệ năm 2011
  • Có “cương quyết” tăng phòng ngừa rủi ro từ tín dụng?
  • Tiền đâu thâu tóm ngân hàng?
  • Tăng trưởng tín dụng âm, ngân hàng vẫn lời nghìn tỷ
  • Nợ công và vấn đề tái cơ cấu kinh tế
  • Vàng – Lối thoát cho eurozone?
  • Tại sao ủy thác đầu tư tại các ngân hàng luôn đột biến khi nợ xấu tăng cao?
  • Mafia và ngân hàng: mối quan hệ nguy hiểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!