Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Méo mặt” vì USD lên giá

Theo tìm hiểu của phóng viên quyết định điều chỉnh tỷ giá tăng từ 18.932 đồng/USD lên 20.703 đồng/USD đã gây thiệt hại không nhỏ cho các nhà đầu tư đang đăng ký mua căn hộ chung cư mà giá thành được quy đổi ra đô la Mỹ, đặc biệt là tại thị trường Hà Nội.

Căn hộ cao cấp "lĩnh đủ"


Đầu tuần này, một anh bạn than thở: "Sau một đêm ngủ dậy, tự nhiên tớ mất toi hơn 200 triệu đồng". Hỏi thăm nguồn cơn, anh bức xúc kể: "Năm ngoái tớ đăng ký mua một căn hộ trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) gần trăm m2 với giá hơn 2 nghìn "đô"/m2, mới đóng được 40%. Đùng một cái, giá "đô" tăng gần 10%, mà số tiền còn phải đóng những hơn 2 tỷ đồng, vậy là tớ "bỗng dưng" mất hơn 200 triệu đồng tiền trượt giá".

Trường hợp như anh bạn tôi không phải là hiếm. Tham khảo bảng giá của vài sàn giao dịch hay trung tâm bất động sản tại Hà Nội, có thể "điểm danh" ra hàng chục dự án được công bố giá bán "quy đổi" là đô la Mỹ như căn hộ dự án Dolphin Plaza có giá 1.920 - 2.000 USD/m2; căn hộ Indochina Plaza có giá 2.600 - 3.000 USD/m2; căn hộ Royal City giá 1.900 - 2.350 USD/m2; căn hộ Sky City Tower giá 2.300 - 2.450 USD/m2; căn hộ Ciputra Luxury giá 2.200 - 2.600 USD/m2; căn hộ Mulberry Lane giá 1.600 - 2.000 USD/m2; căn hộ Tricon Tower giá 1.550 - 3.600 USD/m2; căn hộ Richland Southern giá 1.800 - 1.900 USD/m2; căn hộ Eco park giá 1.250 USD/m2...

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên ĐTCK, tất cả các công ty đều cho biết giá căn hộ của họ được niêm yết bằng VND nên hiện nay các giao dịch vẫn đang diễn ra bình thường. Một nhân viên phòng marketing của Indochina Land khẳng định, mọi hoạt động của Công ty không có gì thay đổi và lãnh đạo Công ty cũng chưa đưa ra một quyết định nào liên quan đến giá bán sản phẩm.

Một nhân viên Sàn giao dịch bất động sản Viglacera Land "bật mí", nhiều dự án căn hộ cao cấp tại Hà Nội được xác định giá bán bằng đô la Mỹ, nhưng do quy định pháp luật nên họ đã "lách" bằng cách quy đổi sang VND nhưng thường kèm theo điều kiện trong hợp đồng mua bán giữa hai bên là trong trường hợp tỷ giá thay đổi thì giá bán cũng được điều chỉnh tại thời điểm người mua nộp tiền. "Nếu không vì mục đích bán nhà bằng đô la Mỹ để kiếm lời vì tỷ giá chỉ có tăng chứ không giảm thì họ tính đổi đi đổi lại làm gì cho mất công, chỉ cần niêm yết bằng VND một lần cho xong", anh nhân viên này khẳng định.

Giá nhà cũng sẽ tăng


Trao đổi về tác động của việc nâng tỷ giá USD/VND đối với thị trường bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) nhận định, trước mắt sẽ chưa có ảnh hưởng gì nhiều vì các sản phẩm của thị trường này đều được hình thành từ nguồn nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, trong thời gian tới, một số nguyên liệu đầu vào trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng phải nhập khẩu với tỷ giá cao sẽ có tác động trực tiếp đến thị trường khiến giá nhà có thể sẽ tăng.

Trên thị trường vật liệu xây dựng, từ đầu tháng đến nay, nhiều doanh nghiệp thép đã tăng giá thép từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng mỗi tấn. Xi măng cũng tăng 60.000 đồng. Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho hay, giá thép tăng do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Hiện giá phôi trên thế giới đã ở mức 670 - 690 USD mỗi tấn, tăng khoảng 90 USD so với hồi cuối tháng 12. Thép phế cũng từ 400 USD mỗi tấn vọt lên 550 USD. Hiệp hội này dự báo, giá thép sẽ còn biến động, bởi sau khi tỷ giá USD/VND tăng sẽ đến giá than, điện tiếp tục được điều chỉnh thì giá bán của thép sẽ còn tăng.

Đối với các doanh nghiệp xi măng, do có số dư vay nợ bằng USD và EUR cao, nên việc điều chỉnh tỷ giá sẽ có tác động tiêu cực cho các công ty trong ngành do bị lỗ vì các khoản vay bằng ngoại tệ cũng như chi phí lãi vay tăng cao, và điều này sẽ làm những khó khăn hiện tại trở nên trầm trọng hơn. Đối với các doanh nghiệp nhựa, do nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu, nên cũng sẽ có ảnh hưởng, tuy vậy ít có khả năng tăng giá do mức độ ảnh hưởng sẽ không nhiều.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Điều chỉnh tỷ giá: Thúc đẩy sản xuất, kích thích xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát
  • Biến động tỷ giá, lãi suất: những tác động tiêu cực và tích cực
  • “Điều chỉnh tỷ giá là hợp thức hóa thị trường”
  • Lạm phát cao ở Trung Quốc rất có lợi cho Mỹ
  • Đến thời của “đồng bạc đỏ”
  • Chính sách tiền tệ: cảnh báo nguy cơ "vòng xoáy" lạm phát
  • Phá bỏ cơ chế điều hành tỉ giá cũ
  • Điều hành tỷ giá linh hoạt theo hai chiều
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!