Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Môi trường kinh doanh

Nhiều bức xúc về môi trường kinh doanh đã được các doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc thẳng thắn phản ánh tại buổi đối thoại với Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Trung Tín và lãnh đạo các sở ban ngành tổ chức hôm qua 22.12.

Chiếm phần lớn thời gian là những vấn đề liên quan tới chính sách thuế.

Đầu tiên là thuế Thu nhập cá nhân (TNCN). Để khỏi phải nộp thuế TNCN ở Hàn Quốc, họ phải nộp thuế TNCN ở VN và lấy giấy xác nhận (đã nộp tất cả các loại thuế trong năm) nộp cho cơ quan thuế của Hàn Quốc. Thời hạn nộp thuế TNCN cuối năm ở VN là ngày 31.3, ở Hàn Quốc là ngày 31.5. Tuy nhiên do các thủ tục này ở VN rất phức tạp và mất thời gian nên nhiều trường hợp đã không kịp nộp để được miễn thuế ở Hàn Quốc.

Tiếp theo là theo quy định việc khai báo thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải thực hiện từng tháng và từng quý trong khi tại Hàn Quốc là từng quý và giữa năm. Điều này đã khiến DN dành quá nhiều công sức, thời gian cho tài liệu khai báo thuế. Việc hoàn thuế GTGT cũng vậy, quá mất thời gian.

Đại diện Cục Thuế TP.HCM, bà Trần Thị Lệ Nga, thừa nhận trong thời gian qua không riêng gì DN Hàn Quốc mà DN cả nước cũng than phiền về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế còn rất phức tạp, mất thời gian và chi phí của DN. “Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đang rà soát đơn giản hóa thủ tục khai báo thuế, hoàn thuế GTGT và thuế TNDN, đang trong quá trình hoàn tất để lấy ý kiến DN”, bà Nga phát biểu.

Một bức xúc khác được các DN Hàn Quốc phản ánh là tình trạng công chức yêu cầu DN chi “bồi dưỡng”. “Khi xuất khẩu hàng hóa gia công, là hàng hóa được sản xuất sau khi nhập khẩu nguyên liệu thô, những giấy tờ cần thiết để nhận được toàn bộ số tiền hoàn thuế đã nộp khi nhập khẩu nguyên liệu thô vô cùng phức tạp, mất thời gian. Vì thế, để được xử lý nhanh chóng, DN buộc phải “biết điều” với nhân viên cơ quan thuế”, một DN cho biết.

Bên cạnh đó là gần đây xảy ra hiện tượng “khó nói”, khi một số cán bộ chính quyền địa phương đề ra những quy định quản lý hết sức ngặt nghèo và sau đó tới tận DN kiểm tra việc thực hiện. Việc phải đáp ứng những yêu cầu của địa phương, phải tiếp đón cán bộ các cơ quan địa phương ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của DN...

Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc (Kocham) Kang Choong Shik cho biết, hiện có 2.500 DN Hàn Quốc làm ăn ở VN, riêng các tỉnh phía Nam có khoảng 1.600. “Muốn gia tăng đầu tư của Hàn Quốc rõ ràng VN cần phải giải quyết nhiều vấn đề, nhất là thủ tục hành chính. Thực tế, gần đây nhiều DN Hàn Quốc cân nhắc nên chọn VN hay một nước khác có điều kiện tương đồng để đầu tư”, Chủ tịch Kocham cho biết. Đây là một cảnh báo rất đáng suy nghĩ.

(Thanh niên)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • ODA tiếp tục là nguồn vốn quan trọng
  • Vì sao nhà băng lãi lớn khi doanh nghiệp liêu xiêu?
  • Trung - Mỹ lại “nóng” chuyện tỷ giá
  • Lãi vay đóng băng tín dụng
  • Quản lý nợ công: Tránh vay tiền rồi để không
  • Có bị “thổi” giá?
  • Bài 1: Nhà cho thuê giá thấp vẫn bỏ ngỏ
  • Việt Nam tăng trưởng ngay cả khi thế giới khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!