Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng các mức lãi suất chủ chốt: Một mũi tên trúng hai đích

Việc Ngân hàng Nhà nước đồng loạt nâng các mức lãi suất chủ chốt như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu… lên 12%/năm theo Quyết định 379/QĐ-NHNN ngày 8/3 vừa qua được nhìn nhận là một mũi tên trúng hai đích.

Theo nhận định của chuyên gia, lãi suất VND có cơ sở để sớm hạ nhiệt, đồng thời với quyết định này của NHNN sẽ xóa bỏ dần cơ hội kiếm lợi lớn của các ngân hàng thương mại từ tận dụng nguồn vốn rẻ của NHNN.

Lãi suất VND sẽ sớm hạ nhiệt

Lãnh đạo một ngân hàng cho rằng, với việc tăng các mức lãi suất trên, các ngân hàng sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn khi vay tiền từ NHNN và khi đó lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng sẽ tăng lên, theo đó, khi doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng vẫn sẽ phải chịu mức lãi suất cao.

Hiện lãi suất cho vay VND đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 16 - 18%/năm; đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 18 - 22%/năm. Thực tế, một số ngân hàng thương mại đã thừa nhận ngay sau khi NHNN nâng các loại lãi suất trên thị trường mở, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã vọt lên 18 - 19%/năm.

Tuy nhiên, điều này được nhận định chỉ là phản ứng nhất thời. Vì lãi suất liên ngân hàng đã “nóng” lên mấy ngày gần đây do thị trường đang khan vốn tiền đồng từ động thái thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát của NHNN. Mới đây NHNN nâng lãi suất trên thị trường mở cũng là cơ hội để cho thị trường liên ngân hàng nóng lên.

Ngoài ra, lãnh đạo không ít ngân hàng nhỏ lo ngại, động thái siết tín dụng của NHNN ở lĩnh vực phi sản xuất cũng làm cho một số ngân hàng trước đó đã cho vay nhiều ở lĩnh vực này gặp khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu cho vay.

Muốn giải quyết vấn đề này, các ngân hàng phải tăng huy động vốn để cho vay, nhưng hiện nay trên thị trường tiền gửi vướng rào cản khi NHNN ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND không quá 14%/năm, đồng thời xử lý mạnh tay với ngân hàng thương mại nào vượt trần huy động.

Do đó, dù lãi suất liên ngân hàng đang nóng nhưng nhiều ngân hàng thương mại sẽ phải chấp nhận vay trên liên ngân hàng khi khó huy động tiền gửi từ dân cư. Dù vậy, theo nhận định của các chuyên gia, khi kiểm soát được sự biến động bất thường của USD, khống chế được thị trường ngoại tệ tự do thì đây sẽ là cơ hội để NHNN có thể giảm lãi suất VND trong thời gian tới. Khi Nghị quyết 11 đã đi vào cuộc sống, thì từ quý II trở đi, NHNN có thể hạ dần trần lãi suất huy động.

Hiện cạnh tranh huy động tiền gửi tại các ngân hàng thương mại đã tạm lắng xuống sau những biện pháp mạnh của cơ quan quản lý. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy lãi suất thị trường sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới.

Dòng vốn sẽ tập trung cho nền kinh tế

Sở dĩ, việc NHNN nâng mức lãi suất tái chiết khấu, lãi suất thị trường mở lên 12%/năm, cao hơn mức trần lãi suất trái phiếu Chính phủ và sát với lãi suất huy động vốn trên thị trường 1 (lãi suất huy động trong dân cư) đã chấm dứt tình trạng các ngân hàng thương mại tận dụng nguồn vốn rẻ từ NHNN để kiếm lợi nhuận.

Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia, các ngân hàng thương mại sẽ mất cơ hội “kiếm sống trên lương nhau” sau việc điều chỉnh các mức lãi suất trên của NHNN.

Phân tích của TS Ngân cho thấy, trong năm 2010, để kéo mặt bằng lãi suất xuống theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã duy trì lãi suất tái chiết khấu và lãi suất thị trường mở ở mức 7%/năm, thấp hơn so với mặt bằng chung.

Tuy nhiên, tận dụng lợi thế nắm giữ giấy tờ có giá, các ngân hàng thương mại đã vay vốn giá rẻ của NHNN, song không dùng lượng vốn này để giảm lãi suất và đầu tư cho nền kinh tế mà lại đầu tư vào trái phiếu Chính phủ để quay vòng kiếm lợi. Thậm chí nhiều ngân hàng còn dùng nguồn vốn này cho các ngân hàng thương mại nhỏ khác vay trên thị trường liên ngân hàng.

Đó là lý do nhiều ngân hàng nắm giữ giấy tờ có giá trong năm qua đều có lãi nhờ kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng. Khi NHNN nâng các mức lãi suất trên, cánh cửa lợi nhuận từ hoạt động này của các ngân hàng thương mại đã bị thu hẹp, do vậy, dòng vốn qua đó sẽ được tập trung cho nền kinh tế chứ không chảy vào trái phiếu Chính phủ nhiều như trước.

(Dân Trí)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tình trạng “Đôla hóa” tại Việt Nam
  • “Giá hợp lý” ngoại tệ là bao nhiêu?
  • Nói và Làm: Phố ngoại tệ đóng, cửa ngân hàng chưa mở
  • Thắt chặt chi tiêu công : Bài học từ EU
  • Lãi suất tăng cao, số dư tiền gửi bằng đồng Việt Nam vẫn giảm
  • Bão giá lương thực thật ra là khủng hoảng USD?
  • Lãi suất USD tăng, lợi ích nền kinh tế giảm
  • Doanh nghiệp chật vật với phụ phí hàng hải
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!