![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Corbis |
Trên thực tế, hiệu quả đầu tư công luôn là nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đầu tư dàn trải, giám sát không chặt chẽ gây thất thoát, lãng phí, hiệu quả thấp... là điều vẫn luôn được nhắc tới lâu nay. ICOR của đầu tư toàn xã hội đã luôn cao hơn nhiều nước trong khu vực chỉ là một khía cạnh, điều đáng nói là, nếu tách riêng, thì ICOR của khu vực đầu tư công còn cao hơn các khu vực khác khá nhiều. Theo thống kê, trong vòng 10 năm qua, đầu tư công chiếm tỷ lệ khoảng 24% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Tất nhiên, khó có thể đánh giá về đầu tư công chỉ thông qua hệ số ICOR và cũng không thể chỉ nhìn nhận ICOR trong một thời gian ngắn. Để có thể đánh giá một cách chính xác hơn về hiệu quả đầu tư, thì phải đo lường ICOR trong cả một giai đoạn và thậm chí, cũng phải tính đến các điều kiện riêng khác của Việt Nam (đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, xóa đói giảm nghèo, nên khó mang lại hiệu quả kinh tế)... Song rõ ràng, không thể phủ nhận những bất cập trong quản lý, giám sát và thực hiện đầu tư công.
Vấn đề là, trong câu chuyện này, lỗi không chỉ nằm ở các đơn vị thực thi, ở các đơn vị thi công, mặc dù không thể không thừa nhận rằng, năng lực thi công, năng lực nhà thầu kém cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng, hiệu quả của đầu tư công. Dự án thi công chậm trễ, kéo dài, khiến phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, gây lãng phí, thất thoát... chỉ là những phần nổi dễ thấy, trong khi có những quyết định đầu tư, không hẳn lúc nào cũng chính xác thì lại ít được đề cập tới.
Bởi thế mới có chuyện quý nào, năm nào cũng vậy, trong các báo cáo tổng hợp về giám sát và thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao giờ cũng nhắc tới cụm từ “đầu tư dàn trải” và rằng, các bộ, ngành, địa phương phải tập trung cho các dự án cần vốn và có khả năng hoàn thành sớm.
Việc ra các quyết định đầu tư giờ đây đã được phân cấp khá triệt để cho các địa phương và các ngành. Song cũng chính từ thực tế thực hiện phân cấp, nhiều bất cập cũng đã xuất hiện, đòi hỏi phải có những tháo gỡ kịp thời để tháo gỡ các nút tắc.
Hiện nay, việc xây dựng Luật Đầu tư công là cần thiết. Thế nhưng, dù khởi động từ 2 năm trước và qua 14 lần dự thảo, tới nay, Dự thảo Luật Đầu tư công vẫn chưa được trình Quốc hội xem xét. Điều này cũng khiến cho việc siết chặt đầu tư công còn những khoảng trống.
(Theo Nguyên Đức // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com