Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng thương mại đối mặt với nhiều thách thức

Tại hội thảo “Ngân hàng Việt Nam vượt qua khủng hoảng, hướng tới tương lai” do Ngân hàng Á Châu (ACB) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia kinh tế cao cấp cho rằng, mặc dù kinh tế sẽ hồi phục trong năm 2010 nhưng các ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro.

Năm 2010, ngân hàng thương mại sẽ phải đối phó với nhiều thách thức

Theo TS Lê Đăng Doanh, kinh tế thế giới hồi phục sớm hơn dự báo nhờ các gói kích thích kinh tế khổng lồ của các chính phủ (với khoảng 10.000 tỷ USD), song quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn. Khủng hoảng tài chính Dubai, khủng hoảng ngân sách của Hy Lạp là những cảnh báo về những hiểm họa còn chưa phát hiện. Kinh tế nước Anh vẫn tăng trưởng âm, kinh tế Mỹ, Đức sau khi tăng trưởng khá trong quý II-2009 đã tăng chậm lại trong quý III-2009. Thâm hụt ngân sách lớn từ các gói kích thích kinh tế sẽ còn tiếp tục tác động trong 10 năm tới. Ngoài ra, không loại trừ nguy cơ xảy ra khủng hoảng mới tại Mỹ và một số nền kinh tế khác và số người thất nghiệp còn tăng cao. Bên cạnh đó, đồng USD mất giá, giá dầu thô, giá vàng còn tiếp tục biến động. Dự báo giá dầu diễn biến phụ thuộc vào cung - cầu, tức là vào sự hồi phục của kinh tế thế giới. Đồng USD chưa ổn định và Mỹ có thể điều chỉnh lãi suất, làm cho đồng USD lên giá và giá vàng sẽ tiếp tục biến động. Kinh tế thế giới biến động sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng là điều không thể tránh khỏi.

Theo các chuyên gia, năm 2010 xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản có thể thuận tiện hơn. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng kém, thiếu điện căng thẳng... sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế. Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, tài nguyên bị khai thác kém hiệu quả, giáo dục phát triển về số lượng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng; y tế quá tải, người dân phải trả chi phí y tế cao... là những nguyên nhân có thể kiềm hãm sự tăng trưởng. Trong khi đó, các ngân hàng quốc tế tiếp tục tham gia vào thị trường Việt Nam theo cam kết của WTO làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. TS Lê Thẩm Dương, Đại học Ngân hàng TP.HCM, cho biết sẽ có sự xâm nhập một cách đương nhiên của ngân hàng nước ngoài và cổ đông nước ngoài vào ngân hàng Việt Nam. Chúng ta phải tôn trọng họ nhưng càng không được xem thường họ. TS Dương nhận định, hiện Việt Nam chỉ có khoảng 4/38 ngân hàng cổ phần thương mại có thể trụ được với ngân hàng nước ngoài mà thôi.

Trong năm 2010 Việt Nam cần giải quyết một loạt các chỉ tiêu vĩ mô về tài chính mà các chỉ tiêu này lại tác động qua lại với nhau. Cùng một lúc phải giải quyết nhiều vấn đề và giải quyết những tồn tại từ năm 2009 để lại nên chắc chắn ngân sách sẽ bị mất cân đối. Nguy cơ lạm phát tiềm ẩn, mất cân đối cán cân thương mại trong năm 2010, sẽ khiến các ngân hàng thương mại phải chịu rủi ro chính sách cực kỳ cao. Bởi vì, bối cảnh kinh tế thay đổi thì chính sách cũng phải thay đổi theo.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, chính sách thay đổi khiến sự khó khăn về thanh khoản không chỉ diễn ra với ngân hàng nhỏ như năm 2008 mà còn ở cả các ngân hàng lớn và rất lớn vào cuối năm 2009. Điều này ảnh hưởng đến thanh khoản của toàn nền kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp phải tìm đến thị trường tín dụng “đen” bên ngoài và đã đến lúc cần báo động mạnh. TS Dương cũng đưa ra “chìa khóa” để các ngân hàng có thể đối phó với tình hình trong năm 2010 là các ngân hàng thương mại nên đặt vấn đề quản trị rủi ro lên đầu tiên; đồng thời xúc tiến đầu tư công nghệ; gia tăng tính hợp tác với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; xác lập xúc tiến và duy trì khách hàng mục tiêu; tìm nét riêng cho sản phẩm của mình; phải thiết lập chính sách tín dụng; xây dựng văn hóa kinh doanh; triệt tiêu vấn đề nhũng nhiễu và quan tâm xây dựng đội ngũ nhân sự đạt chuẩn.

(Theo BinhDương)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Vì sao “thắt” lãi suất tiền gửi USD của tổ chức?
  • Tại sao đồng USD không bị đe dọa bởi đà tăng của euro
  • Có hướng khơi thông dòng vốn
  • Tín dụng ngân hàng thận trọng trong tăng trưởng
  • 9 giải pháp cho thị trường bất động sản
  • Chính sách tiền tệ có thể thắt chặt vì những mục tiêu mới
  • Mọi con đường đều dẫn tới ngân hàng
  • Gỡ "nút" cho giao dịch đảm bảo bằng động sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!