Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao đồng USD không bị đe dọa bởi đà tăng của euro

 Sự hồi phục mạnh mẽ của cặp EUR/USD khiến giới đầu tư toàn cầu băn khoăn tại sao đồng dollar lại từ bỏ đà tăng so với euro trong khi quá trình bình thường hóa các chính sách tiền tệ của Mỹ đang hỗ trợ cho USD.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng sự hồi phục của đồng euro chỉ mang tới một chút đe dọa cho đà tăng của USD. Dựa trên các phân tích kỹ thuật, khu vực châu Âu đang trong tình trạng khó khăn hơn là Mỹ. Dựa trên các báo cáo kinh tế, chúng ta đã được chứng kiến nhiều bất ngờ tốt đẹp tại Mỹ trong khi báo cáo của khu vực châu Âu vẫn rất dè dặt. Theo Maastricht Treaty, áp lực về vấn đề thâm hụt ngân sách tại các quốc gia châu Âu đang căng thẳng hơn nhiều so với Mỹ. Và điều này có thể sẽ khiến đà tăng trưởng của EU bị chững lại. Những vấn đề của Hy Lạp đã dịu đi nhưng chưa chắc đã đến hồi kết. Thị trường vẫn đang chờ đợi Hy Lạp cung cấp những chi tiết cụ thể về đề tài này.

ECB cảnh báo việc chậm trễ trong quá trình rút bỏ các chiến lược tài chính hiện tại tại các quốc gia thành viên có thể sẽ ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ tại đây. Trong khi đó, động thái bình thường hóa các chính sách tiền tệ của FED lại đang hỗ trợ cho xu hướng tăng của đồng tiền nước này. Triển vọng về tỷ lệ lãi suất chính là đòn bẩy kích thích những biến động của đồng USD trong thời gian hiện nay.

Chủ tịch Bernanke dự kiến sẽ thông báo biên bản chính sách tiền tệ và kinh tế 6 tháng trong tuần này. Kỳ vọng Bernanke sẽ đề cập nhiều hơn tới việc chấm dứt các chiến lược hiện tại cũng như bày tỏ những triển vọng về tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới- điều này có thể sẽ hỗ trợ cho đồng dollar. Bài phát biểu này được coi là sự kiện lớn nhất trên thị trường tiền tệ trong tuần. Bên cạnh đó, báo cáo niềm tin, nhà đất và hàng hóa tiêu dùng cùng với báo cáo GDP quý 4 cũng là những thông tin thu hút nhiều sự quan tâm.

Đặc biệt, chỉ số CPI công bố với mức giảm 0.1% chứng tỏ nguy cơ lạm phát chưa phải là vấn đề. Như vậy là, mức lạm phát tiêu dùng hiện nay sẽ không ảnh hưởng tới các kế hoạch của các Ngân hàng trung ương trong quá trình bình thường hóa các chính sách tiền tệ của mình. Và nếu có điều gì xảy ra, FED có thể vẫn vui mừng tăng giá sản xuất và coi đó là một nguyên nhân để thắt chặt các chính sách của mình.

(giavang)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Có hướng khơi thông dòng vốn
  • Tín dụng ngân hàng thận trọng trong tăng trưởng
  • 9 giải pháp cho thị trường bất động sản
  • Chính sách tiền tệ có thể thắt chặt vì những mục tiêu mới
  • Mọi con đường đều dẫn tới ngân hàng
  • Gỡ "nút" cho giao dịch đảm bảo bằng động sản
  • Chính sách tỷ giá: Tâm điểm vĩ mô 2010
  • Hạn mức tín dụng có lấp được lỗ hổng quản trị?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!