Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành chế tác Vàng trang sức VN : Yếu sức cạnh tranh

Ngành kinh doanh vàng ở VN làm ăn khá phát đạt trong những năm gần đây, nhu cầu làm đẹp của người dân cũng ngày một tăng… nhưng ngành chế tác, sản xuất vàng nữ trang dường như vẫn chưa có bước phát triển tương xứng và đang bị vàng nữ trang của nước ngoài lấn át.

Các DN kinh doanh vàng cũng chưa có sự đầu tư thiết bị, dây chuyền tương xứng để khai thác thị trường một cách tốt nhất

Không có số liệu công bố chính thức về lượng vàng trang sức xuất nhập khẩu hằng năm nhưng có thể khẳng định lượng vàng này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số lượng vàng lưu thông.

Với dân số gần 90 triệu người, VN là một trong những thị trường tiêu thụ vàng khá lớn trong khu vực. Trung bình mỗi năm VN tiêu thụ khoảng trên dưới 80 tấn vàng. Năm 2009, ngành kinh doanh vàng VN còn tạo nên một kỷ lục là xuất khẩu vàng trị giá trên 2 tỷ USD. Tuy nhiên ngành vàng VN vẫn chủ yếu khai thác thị trường thô.

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho ngành chế tác vàng nữ trang của VN không có động lực để phát triển là do đặc trưng tâm lý tiêu dùng. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là VN chưa có những cơ sở đào tạo nghề kim hoàn chuyên nghiệp. Trong khi đó phương thức đào tạo nghề theo kiểu thủ công truyền thống thông qua các cơ sở kinh doanh vàng hoặc các làng nghề bộc lộ rất nhiều hạn chế. Những thợ được truyền nghề theo kiểu cầm tay chỉ việc chỉ phù hợp với các cơ sở sản xuất gia đình, quy mô nhỏ lẻ, số lượng ít. Bên cạnh đó, các DN kinh doanh vàng cũng chưa có sự đầu tư thiết bị, dây chuyền tương xứng để khai thác thị trường tốt nhất.

Hiện cả nước có hơn 7.000 đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh vàng sử dụng khoảng 20.000 lao động nhưng chỉ có ba trung tâm đào tạo nghề cho ngành này, mỗi năm đào tạo khoảng 1.000 người.

Đáng buồn hơn là vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh vàng làm chưa đúng tuổi vàng. Ngay cả những trung tâm thương mại lớn của Hà Nội khi bị kiểm tra trong thời gian gần đay vẫn phát hiện vàng kém chất lượng, không đủ tuổi... Điều này tạo ra hiệu ứng không tốt khiến các DN làm ăn nghiêm túc nản vì khó cạnh tranh. Và để cùng tồn tại thì phải “sống chung với lũ”.

Về mặt quản lý nhà nước, Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng vừa mới được Thống đốc NHNN cho thành lập  tổ soạn thảo liên ngành. Trong khi đó chưa có những trung tâm kiểm định độc lập nhằm hỗ trợ và tư vấn cho người tiêu dùng. Trước đây trong ý tưởng về thành lập sàn giao dịch vàng (bao gồm cả vàng vật chất và vàng phi vật chất) của Hiệp hội kinh doanh vàng VN cũng có tính đến việc triển khai dịch vụ kiểm tra “tuổi” vàng nhưng đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.

Sự yếu kém của các DN VN chính là cơ hội tốt để cho các sản phẩm nước ngoài chiếm lĩnh thị trường. Không khó để nhận ra các sản phẩm vàng nữ trang được nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan... đang bày bán khá phổ biến ở các trung tâm thành phố lớn. Không chỉ đưa ra các mẫu mã đẹp mà theo nhiều chuyên gia, tuổi vàng của các sản phẩm nhập khẩu này cũng rất đảm bảo.

Khai thác tốt thị trường trong nước và xa hơn nữa là hướng tới xuất khẩu các sản phẩm chế tác từ vàng là cơ sở, là động lực quan trọng để các DN đầu tư chiều sâu nhằm khai thác tối đa lợi thế nguồn nhân công rẻ, bàn tay khéo léo. Khi đó, không chỉ thương hiệu trang sức của VN được thế giới biết đến mà còn có khả năng mang lại nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước và đưa nguồn vàng đang nằm chết trong dân thành những sản phẩm hàng hoá có giá trị gia tăng cao.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Trung Quốc trở thành thị trường đầu tư bất động sản lớn nhất thế giới
  • Khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp: Nguyên nhân là bệnh thành tích
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Độ vênh tín dụng và bài toán ngân sách
  • Bỏ trần lãi suất huy động, thị trường tiền tệ có thể rối loạn'
  • Gánh nặng hai vai
  • Thâu tóm, sáp nhập công ty chứng khoán: Bao giờ mới thành hiện thực?
  • Quyết định của FED tạo tâm lý tích cực cho thị trường tiền tệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!