Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành ngân hàng: Tốc độ tăng trưởng sẽ cao nhất?

Dù qua một năm đầy khó khăn với sự mất niềm tin của thị trường (giá CP NH xuống mức thấp nhất), nhưng ngành NH vẫn là ngành được dự đoán có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, lợi nhuận của các nhóm NH sẽ không giống nhau.

Trong nền kinh tế như VN thì ngành NH là một ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất nếu so với nhiều ngành nghề khác, vì kinh tế VN đang phát triển nên nhu cầu về dịch vụ tài chính lớn, NH đã và sẽ vẫn là kênh cung ứng vốn chính cho các DN; Là một ngành được bảo hộ khá chặt, nên chưa thực sự có sự cạnh tranh mạnh mẽ, sự gia nhập ngành của các NĐT nước ngoài rất hạn chế, dẫn tới khả năng sinh lợi do độc quyền vẫn còn lớn, khiến cho nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực NH lớn; về nhu cầu giao dịch tài chính thì thì ngành NH mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu và ước muốn đa dạng của thị trường. Ví dụ, chỉ xét riêng lĩnh vực thẻ thanh toán, hiện đất nước có gần 86 triệu người mới có 21 triệu thẻ được phát hành và số máy ATM chưa đạt con số 10 ngàn chiếc trên cả nước.

Vài đặc điểm của ngành NH  thời gian tới

Do vị trí trọng yếu của ngành NH đối với sự phát triển của nền kinh tế, nên trong ngành NH sẽ vẫn còn tồn tại nhiều NHTM lớn chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ thông qua NHNN. Đây vừa là cơ hội và cũng vừa là thách thức cho họat động kinh doanh trong lĩnh vực NH.

Rút kinh nghiệm từ đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra từ năm 2008, yêu cầu về kiểm soát hoạt động tài chính NH ngày càng được đặt ra cao hơn thì việc gia nhập ngành trong lĩnh vực NH ngày càng khó khăn (nâng tiêu chuẩn về vốn, về cổ đông sách lập, quy định về chuyển nhượng cổ phiếu, về chất lượng nhân sự, về mở chi nhánh/thiết lập mạng lưới).

Các NHTM VN nhìn chung vẫn đa số sống nhờ vào tín dụng và một số dịch vụ thông thường cổ điển, các dịch vụ gia tăng khác chỉ mới sơ khai. Cho đến cuối năm 2009, thu lãi thuần vẫn chiếm tỉ trọng lớn (từ 70%-trên/dưới 90%/tổng thu nhập của các NHTM) và ngày càng gia tăng trong khi tỉ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ ròng giảm. Cơ cấu thu nhập phụ thuộc nhiều vào lãi khiến cho rủi ro hoạt động của các NH càng lớn khi có những biến động của nền kinh tế và chính sách.

Đa số các NHTM  không có một chiến lược phát triển dài hạn, không nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh, đa số nghiêng nặng về phát triển về bề rộng và về mặt lượng, chưa chú trọng phát triển về chất. Quản trị rủi ro được các NH bắt đầu quan tâm nhưng ý thức thực sự về quản trị rủi ro lại chưa trở thành ý thức thực sự ngay từ trong bộ máy điều hành.

Năm 2010 trở đi, việc tăng vốn của các NH để bằng với mức quy định của NHNN về VĐL rất cấp thiết, thị trường sẽ tràn ngập CP NH, và không phải NH nào tăng vốn cũng dễ dàng, vì người mua ngày càng khắt khe hơn.

Với những đặc điểm trên, càng về sau, từ năm 2011 trở đi, cùng với lộ trình bắt buộc mở cửa thị trường tài chính thì cạnh tranh trong lĩnh vực NH ngày càng gay gắt, sự bảo hộ trong lĩnh vực của NHNN ngày càng giảm đi.

Hai nhóm NHTM chính

Trong mấy năm tới, căn cứ trên đặc điểm thị trường và tình hình các NHTM có thể tạm chia các NH thành hai nhóm chính sau:
 
(i) Nhóm NHTM chủ chốt mà Nhà nước sẽ không sớm từ bỏ quyền tác động của Nhà nước vào hoạt động NH nhằm có một  công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế chính trị đã đề ra. Cho nên các NHTM này, vốn nhà nước vẫn chiếm tỉ lệ lớn trên 51%. Thành viên của nhóm này là: VCB, BIDV, Vietinbank, Agribank, MHB, NH Phát triển VN (NH này không phải là NHTM, nhưng hoạt động của nó cũng sẽ tác động chung đến toàn ngành). Nhóm NH này sẽ gặp nhiều bất lợi trong cạnh tranh, kém tự chủ, và hay bị can thiệp từ ngoài ngành, nên khả năng phát triển và sinh lợi không cao.

(ii) Nhóm NHTM mà vốn tham gia với tư cách là cổ đông của Nhà nước/hay thông qua một DNNN khác góp vốn chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, không đáng kể, nên sự can thiệp của Nhà nước là không đáng kể. Đây là những NHTM mà cổ đông là những người có thực quyền, là những NHTM thật sự, hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận.

Cũng nên kể vào đây các chi nhánh của các NH nước ngoài. Trong nhóm này, có thể phân thành những nhóm nhỏ dựa trên tiêu chí về vốn điều lệ tính đến 31.12.2009, hoặc dựa trên tiêu chí tổng tài sản. Do có toàn quyền chủ động trong kinh, hoạt động thuần túy vì lợi nhuận, nên tốc độ tăng trưởng của nhóm NHTM thứ hai sẽ cao hơn nhóm 1.

Ngoài ra, có một  nhóm khác đang định hình, đó là  các NH của các tập đoàn nhà nước hình thành, đặc biệt là các NH của các tập đoàn Viettel, Bảo Việt, Dầu khí... Các NH này thành lập là do các tập đoàn đa ngành nghề, nhưng do các tập đoàn Nhà nước là cổ đông chính nên rất có thể khi cần, Nhà nước (với vai trò là ông chủ của các tập đoàn) thông qua đây vẫn có thể kiểm soát thị trường tài chính ở mức cao nhất nhằm ổn định kinh tế. Tùy vào tình hình phát triển kinh tế, mà nhóm NH này có thể phát triển thành nhóm 1 hay thành nhóm 2.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chênh lệch lương: Nên nhìn vào hiệu quả công việc
  • Xu thế thị trường trong những tháng đầu năm 2010
  • 2010: Kinh tế Argentina có thể tăng trưởng 7%
  • Tín dụng 2010: Kẹp giữa tăng trưởng và lạm phát
  • Các ngân hàng vẫn bị "bó cứng" về chính sách
  • Giám sát hoạt động ngoại hối: Tránh cách làm lúc chặt, lúc lỏng
  • Các cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường lớn được dự báo sẽ đóng vai trò trung tâm
  • "Đô la Mỹ tăng giá có lợi cho Việt Nam"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!