Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghịch lý thị trường hai giá - cần giải quyết sớm

Không ít nhà đầu cơ đất đai tận dụng sự chênh lệch hai giá để trục lợi

Năm mới 2011 đã đến. Kinh tế đất nước có thêm những vận hội mới khi có những tín hiệu khả quan về sự phục hồi của kinh tế thế giới cộng với sự quyết tâm trong việc điều hành nhằm phát huy sức sáng tạo, nội lực và tiềm năng để đưa kinh tế đất nước đi lên. Trong bộn bề của công việc năm mới, còn đó nhiều thách thức, còn đó nhiều nút thắt, thậm chí cả những nghịch lý cần giải quyết. Nghịch lý về “tình trạng hai giá trên thị trường” là điều đáng nói của năm 2010 vừa qua, cũng là vấn đề đặt ra cần phải giải quyết sớm trong năm mới 2011.

Tình trạng 2 giá trên thị trường đang khá phổ biến và dường như người dân thậm chí cả cơ quan quản  lý đã dễ dàng chấp nhận thực tế này. Hãy thử điểm lại sẽ thấy rõ. Nếu ở lĩnh vực đất đai, sẽ thấy khung giá đất của nhà nước ban hành theo qui định luôn thấp hơn giá đất ngoài thị trường. Thị trường đất đai ở nước ta về bản chất vẫn là 2 giá. Một bên là giá đền bù đất cho nông dân theo khung giá quy định, bên kia là giá đất ở do thị trường quyết định. Đó là một  nghịch lý.  Gần Tết, để ổn định thị trường, chủ trương bình ổn giá khởi đầu từ các thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, rồi lan sang các tỉnh, thành phố khác trong cả nước đang tạo ra nghịch lý 2 giá. Hàng bình ổn được đặt cạnh hàng thị trường tự do tạo nên tình trạng hai giá, gây căng thẳng cho cả người mua lẫn người bán. Đó cũng là một nghịch lý.

Với thị trường tiền tệ, người ta đã quen khi có sự so sánh giữa tỷ giá đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở thị trường chính thức tức là ở thị trường ngân hàng và thị trường tự do. Thị trường tự do luôn cao hơn thị trường ngân hàng từ vài trăm đến vài nghìn đồng một USD. Đó là nghịch lý. Thêm một nghịch lý nữa là ở thị trường lãi suất. Lãi suất thoả thuận là một mức, lãi suất thực tế mà doanh nghiệp và người dân có được cũng  khác xa nhau.

Những nghịch lý mà chúng ta vừa thấy đã và đang tạo ra những hệ luỵ không hề nhỏ. Thử nhìn nhận sự việc 2 giá ở thị trường đất đai sẽ thấy, bà con nông dân luôn phản ánh giá đền bù giải tỏa không thỏa đáng. Các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước luôn cho rằng giá đất ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Nghịch lý này khiến người dân luôn khiếu kiện vì cho rằng giá đền bù thấp so với thị trường. Người dân không chịu nhận tiền đền bù, hỗ trợ và không bàn giao đất cho chủ đầu tư khiến công tác giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án bị ách tắc...

Trong khi đó, không ít nhà đầu cơ đất đai tận dụng sự chênh lệch hai giá để trục lợi. Những cơn sốt đất trong năm 2010 , điển hình sốt đất ở phía Tây Hà nội chứng minh điều đó. Đất nông nghiệp bị thu hồi với giá đền bù thấp, nhiều doanh nghiệp sau khi chuyển đổi mục đích sang xây dựng khu đô thị, nhà ở lại bán với giá… trên trời. Khoản chênh lệch quá nhiều này chui vào túi tư nhân mà Nhà nước hầu như không thu được đồng nào. Chưa kể đến những hệ lụy tạo ra khi người nông dân không còn đất canh tác.

Thị trường trước Tết cũng đã có phen náo loạn khi người ta đổ xô mua vài mặt hàng bình ổn để bán lại trên thị trường hòng kiếm lợi nhuận. Hàng bình ổn ít quá, trước sức ép thị trường… cũng phải tăng giá theo, ảnh hưởng đến mục tiêu ban đầu là… kìm giá trước Tết. Còn vấn đề 2 tỷ giá đã tạo ra những hệ luỵ khôn lường. Mỗi khi căng thẳng ngoại tệ, người ta thấy thị trường chính không có nguồn, còn thị trường chợ đen thì vô tư, chỉ có điều… giá cao. Nhiều doanh nghiệp đã than khổ vì nạn 2 tỷ giá, than khổ về tình trạng 2 lãi suất khiến doanh nghiệp thiệt hại đơn, thiệt hại kép.

Năm 2011 chúng ta đang hướng vào nhiều mục tiêu, trong đó có câu chuyện ổn định kinh tế vĩ mô. Vẫn biết giải quyết  câu chuyện 2 giá trên thị trường là bài toán khó, nhưng cần phải làm vì chừng nào còn tồn tại 2 giá chừng đó còn hệ luỵ , còn tiêu cực, còn khó quản lý và là miếng đất màu mỡ cho việc lạm dụng cơ chế xin cho, đầu cơ kiếm lời… Chúng ta chờ sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng trong năm mới 2011 chứ không thể bó tay như thời gian qua./.

(VOVNews)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • 8 điểm nổi bật trên thị trường Tài chính - Tiền tệ năm 2010
  • Thủ tướng: “Lãi suất ngân hàng còn cao”
  • Thị trường lãi suất: Một năm nhìn lại
  • Cần sự dứt khoát
  • Nhà ở và những con số “khó tin”
  • DN “bắt tay” nghiên cứu thị trường BĐS sinh thái
  • Cơ chế xã hội hóa đầu tư xây dựng nghĩa trang: Cụ thể hóa trách nhiệm, quyền lợi nhà đầu tư
  • Tháo gỡ khó khăn ở một số dự án vốn ODA bị chậm tiến độ: Quyết liệt và đồng bộ hơn nữa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!