Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn tổn thương sau 2 năm suy thoái

Tròn 2 năm sau sự kiện Lehman Brothers sụp đổ, mở đầu cho cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa thể lấy lại sự tự tin trên thị trường chứng khoán.

Dấu vết của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn được nhìn thấy tại mọi ngóc ngách, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Một trong những hàn thử biểu quan trong và quen thuộc nhất đối với các nhà đầu tư - Dow Jones Index, dù đã phục hồi đáng kể nhưng hiện vẫn thấp hơn gần 1.000 điểm so với cách đây 2 năm. Các cổ phiếu tài chính, vốn được xem là “hàng nóng” trong giai đoạn trước khủng hoảng, giờ chỉ còn 2/3 so với trước.

Theo thống kê, một lượng tiền tương đương 203 tỷ USD đã bị các nhà đầu tư rút ra khỏi các thị trường phát triển như Mỹ, Nhật, châu Âu… kể từ tháng 8/2008 cho đến nay. Cùng thời gian, giá vàng ghi nhận mức tăng gần 70% so với trước.

Sự lo lắng của giới đầu tư càng trở nên có lý khi nhìn vào diễn biến của chứng khoán Mỹ hiện nay. Hai năm sau sự kiện Ngày thứ 2 đen tối (1987), Dow Jones đã tăng được 400 điểm, tương đương 20%. Thế nhưng, cùng thời gian đó kể từ thời điểm Lehman Brothers sụp đổ, chỉ số này chỉ tăng có 4,5%.

Mùa đông năm ngoái, nhiều người đã tin vào sự ra đi của thời kỳ đen tối. Mức độ mạo hiểm bắt đầu tăng trong các quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán thế giới. Nhưng đó cũng là lúc cơn bão của cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu quét qua hầu hết các thị trường .

Như “chim sợ cành cong”, sự thận trọng nơi nhà đầu tư dần được đẩy lên cao độ. “Thất bại của Lehman Brothers vẫn còn hiển hiện. Một nỗi ám ảnh như vậy khó có thể được loại bỏ hoàn toàn chỉ trong một đến hai năm”, Jason DeSena Trennert, Giám đốc chiến lược của Strategas Research Partners nhận định.

“Điều mà nhà đầu tư mong muốn nhất trong giai đoạn hiện nay là một sự đảm bảo chắc chắn, rằng điều tồi tệ nhất đã ở phía sau”, Erin Browne, chuyên gia kinh tế vĩ mô của Citigroup cho biết.

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ, lòng tin của nhà đầu tư trong suốt 2 năm qua vẫn thường xuyên bị thử thách bởi hàng loạt tin xấu. Nguy cơ sụp đổ của thị trường nhà đất Mỹ hồi tháng 6 hay báo cáo lao động tại nước này trong tháng 8 là những ví dụ không thể bỏ qua.

“Thông thường thì nhà đầu tư mua cổ phiếu theo diễn biến thị trường nhưng họ không làm vậy trong giai đoạn này. 'Chứng minh đi - Nếu đúng thì tôi mới mua', đó chính là cách hành xử hiện nay”, bà Browne giải thích.

Sự can thiệp của các chính phủ đã phần nào cải thiện được tình hình kinh tế, nhưng lại thất bại trong việc gây dựng niềm tin. Điều này dễ thấy khi nhìn vào thị trường trái phiếu và chứng khoán phái sinh tại Mỹ. Tại đây, 1.550 tỷ USD đã được Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) bỏ ra để mua về hàng núi chứng khoán trong suốt 18 tháng. Giá chứng khoán sau đó đã tăng, nhưng nhà đầu tư vẫn chưa trở lại thị trường.

“Các thống kê đều ở trạng thái tích cực, nhưng niềm tin của nhà đầu tư lại đang bị thui chột. Đây chính là vấn đề lớn nhất của kinh tế Mỹ cũng như toàn thế giới trong giai đoạn hiện nay”, Ashish Shah, đồng Chủ tịch Quỹ đầu tư Alliance Bernstein khẳng định.

Tuy vậy, một tín hiệu đáng mừng là dòng tiền chảy khỏi nước Mỹ và các quốc gia phát triển đang tìm tới châu Á, châu Phi và các thị trường mới nổi. Với tỷ lệ nợ thấp và triển vọng tốt cho tương lai, đây đang được xem là những miền đất hứa với nhà đầu tư, vốn đã chịu nhiều thua thiệt suốt 24 tháng vừa qua

(VnExpress)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!