Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những điểm đáng lưu ý về đầu tư nước ngoài năm 2008

Báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch – Đầu tư cho biết, năm 2008 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt trên 60 tỷ USD (cao nhất từ trước tới nay), và gấp 3 lần năm 2007.

Trong đó có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn. Riêng ở 27 dự án có quy mô đầu tư từ 100 triệu USD trở lên đã đạt trên 40 tỷ USD, trong đó có những dự án đạt quy mô

 

vốn từ 3,5 tới 7,8 tỷ USD. Có 847 dự án mới được cấp phép với số vốn đăng kí đạt trên 56 tỷ USD. Lượng vốn đăng kí FDI đạt tốc độ khá cao so với năm 2007, tăng hơn gấp 3 lần (300%), cao nhất từ trước tới nay, lượng vốn đăng kí bổ sung của các dự án đã được cấp phép trong các năm trước đạt gần 900 triệu USD; Quy mô bình quân của mỗi dự án đăng kí mới đạt trên 63,5 triệu USD, cao hơn 6 lần so với con số bình quân tương ứng của năm trước. Đáng lưu y có những dự án lớn như “Sản xuất thép ở Ninh thuận” (9,97 tỷ USD); Lọc dầu Nghi Sơn (6,2 tỷ USD); Gang thép Formosa (gần 7,9 tỷ USD)… Tỷ trọng vốn đầu tư FDI vào nhóm ngành công nghiệp, xây dựng vẫn cao nhất, tỷ trọng vốn đầu tư vào nhóm ngành Du lịch, dịch vụ tăng mạnh ( khoảng trên 40%). Số nước và vùng lãnh thổ có lượng đầu tư vốn vào Việt Nam tăng, CLB 1 tỷ đô hiện đã có 20 thành viên, tăng thêm 2 thành viên mới so với cuối năm trước (Canada và Bruney). Đứng đầu danh sách là 3 nước: Đài Loan, Nhật Bản, và Malaysia.
 


Điều này cho thấy các NĐT nước ngoài đang nhận thấy tuy Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, nhưng là một Đất nước ổn định chính trị, có thể làm ăn lâu dài, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, có dung lượng thị trường lớn và nhiều tiềm năng đầu tư khác nên vẫn là điểm đến hấp dẫn.


(Theo HNM)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khủng hoảng kinh tế thế giới: Khai thác cơ hội
  • Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đạt 28% kế hoạch năm
  • Môi trường đầu tư Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Đức
  • Vốn ODA sẽ tăng nhẹ trong hai năm tới
  • An ninh ngân hàng: Trăm mối lo... mất tiền
  • Dòng vốn vẫn loay hoay tìm kênh đầu tư
  • Khủng hoảng của Citi chưa ảnh hưởng đến Việt Nam
  • Mở cửa gọi vốn đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!