Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng của Citi chưa ảnh hưởng đến Việt Nam

Tổng giám đốc Citi Việt Nam, ông Brett Krause, cho biết việc cắt giảm nhân viên của Citi chưa ảnh hưởng đến hoạt động của tập đoàn cũng như các khách hàng ở Việt Nam và khu vực châu Á.

Ông Krause cho biết chưa thể nói được điều gì về tương lai nhưng thị trường Việt Nam đang phát triển và Citi không nghĩ đến việc rút ra khỏi thị trường này, dù đang có những khó khăn trên toàn cầu.

Hoạt động của tập đoàn tại Việt Nam và khách hàng sẽ có rất ít ảnh hưởng, và chúng tôi sẽ tiếp tục điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho hiệu quả hơn khi có thể. Việt Nam là một thị trường đang lớn mạnh và chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư để phát triển kinh doanh ở đây trong những năm tới, Citi sẽ tiếp tục đầu tư vào những nhân viên đã có tại Việt Nam.

Người đại diện của Citi tại Việt Nam thông tin thêm rằng đến ngày 30-9-2008, tổng số nhân viên của tập đoàn là 352.000 người, mục tiêu của Citi là đạt đến con số 300.000 nhân viên trong thời gian tới. Điều này có nghĩa là Citi sẽ tiếp tục giảm thêm 50.000 nhân viên nữa so với mức cuối tháng 9-2008. Nhưng khoảng một nửa số nhân lực bị cắt giảm là do việc bán một số bộ phận của tập đoàn, ví dụ như việc bán bộ phận nhân hàng bán lẻ ở Đức và bộ phận gia công ở Ấn Độ.

Ông Krause nói rằng Citi coi sự thay đổi này là một cơ hội để bảo vệ và củng cố hoạt động kinh doanh bằng cách tập trung nỗ lực và đầu tư của mình vào một số lĩnh vực nhất định. Chúng tôi đang thay đổi cách thức hoạt động chứ không phải rút lui khỏi thị trường. Theo hướng đi tới này, chúng tôi sẽ cần đầu tư vào các cơ hội kinh doanh và sẽ tiếp tục thuê thêm nhân viên ở những khu vực có mức tăng trưởng cao.


(Theo Vinanet)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Mở cửa gọi vốn đầu tư
  • Định hướng ODA
  • Hiệu quả từ quan hệ đối tác
  • Chạy đua tiếp thị vốn vay
  • Phong trào “đô thị hóa” ngân hàng
  • Trần lãi suất “ngáng chân” tín dụng tiêu dùng
  • Ba nguyên nhân khiến đồng USD tăng giá trên thị trường tiền tệ
  • Áp lực “kép”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!