Chủ trương bơm tiền vòng 2 của Mỹ lần này vấp phải nhiều ý kiếnphanr hồi thiếu tích cực |
Sau khi Mỹ đưa ra chính sách nới lỏng định lượng tiền tệ vòng 2, tức là trước cuối tháng 6/2011 sẽ mua 600 tỷ USD trái phiếu dài kỳ để từng bước kích thích phục hồi kinh tế Mỹ, giới truyền thông nước ngoài và chuyên gia bày tỏ niềm tin về tính hiệu quả thì ít mà quan ngại về những mặt trái của biện pháp này thì nhiều.
Hiệu quả sẽ hạn chế
Các chuyên gia cho rằng, chính sách nới lỏng định lượng mới của Mỹ chưa phát huy vai trò rõ rệt trong việc kích thích kinh tế Mỹ.
Ông Joseph Stiglitz đạt giải Nobel kinh tế năm 2001 cho rằng, vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của Mỹ chính là nhu cầu hiệu quả không đủ chứ không phải lượng cung tiền tệ không đủ.
Giáo sư Cam Harvey thuộc Đại học Duke cũng bày tỏ, các doanh nghiệp Mỹ hiện nay đã có tổng cộng 1.500 tỷ USD tiền mặt, tính tích cực đầu tư của các doanh nghiệp chưa cao chứ không phải thiếu vốn, và thiếu niềm tin vào triển vọng kinh tế. Do đó, chính sách nới lỏng định lượng mới lần này không thể đạt được mục tiêu kích thích kinh tế thực thể, cũng không góp được gì cho việc giải quyết các vấn đề căn nguyên của nền kinh tế Mỹ.
Giáo sư Guillermo Calvo ở Học viện các vấn đề quốc tế và cộng đồng thuộc trường đại học Columbia cũng có quan điểm tương tự. Ông cho rằng, vấn đề trọng tâm của Mỹ hiện nay là các nguồn vốn vay tín dụng sụp đổ, vấn đề này trở nên nghiêm trọng với các doanh nghiệp nhỏ. Trong khi đó, chính sách nới lỏng định lượng mới lần này lại hướng thanh khoản vào các lĩnh vực hoàn toàn không cần thanh khoản.
Associated Press của Mỹ cho biết, chính sách nới lỏng định lượng mới này không chỉ không đạt hiệu quả như dự kiến mà còn rất dễ gây ra sự mất kiểm soát với tình hình lạm phát, đồng thời đem lại rủi ro bong bóng đối với các mặt hàng như dầu mỏ và sản phẩm đầu tư thu lợi ích cao. Ngoài ra, nó còn khiến chính phủ và quốc hội Mỹ mất động lực và tính cấp thiết trong việc ứng phó với vấn đề nợ dài kỳ của Mỹ.
Tờ NewYork Times cho biết, bất kể chính sách nới lỏng định lượng lần này có quy mô lớn hay nhỏ, thì nền kinh tế Mỹ trong thời gian dài sẽ vẫn phải đối mặt với việc thiếu động lực phục hồi, rủi ro thất nghiệp cao. Tờ báo này trích dẫn lời nói của chuyên gia kinh tế Đại học NorthWestern, kinh tế Mỹ có khả năng phải đối mặt “10 năm mất mát” tương tự như Nhật Bản, hơn nữa do tỷ lệ thất nghiệp cao; hệ thống an sinh xã hội, hệ thống bảo hiểm y tế liên quan tới công việc còn thiếu sót, dân chúng Mỹ phải chịu những ảnh hưởng còn mạnh hơn cả Nhật Bản.
Hiệu ứng kéo thế giới đi xuống
Chuyên gia kinh tế cho rằng, tính thanh khoản quá thừa một mặt sẽ kéo giá các mặt hàng Quốc tế tăng cao, làm tăng áp lực lạm phát gia nhập mà nền kinh tế đang phải đối diện; mặt khác, cũng sẽ khiến tốc độ của đồng tiền nóng gia tăng chảy vào các nền kinh tế mới nổi, tăng khả năng tính thanh khoản quá thừa, khiến thúc đẩy bong bóng tài sản.
Tờ Daily Telegraph của Anh cho biết thênm, FED tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ, tất nhiên sẽ dẫn tới tỷ giá đồng USD giảm. Điều này khiến “cuộc chiến tiền tệ” ngày càng phức tạp và tăng khả năng suy giảm bạo quyền của đồng USD.
Ông Stiglitz cho rằng, một khi tư bản chảy vào thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường hải ngoại sẽ nâng cao tỷ giá tiền tệ tại các thị trường kinh tế mới nổi đó. Từ đó, ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu của các nước này, đồng thời khơi dậy bong bóng tài sản. “Chính sách tiền tệ của FED trong mức độ tương đương đã dẫn tới tình hình rối loạn trong tranh chấp tiền tệ trước đó, tạo ra nhiều nhân tố bất ổn đối với thị trường tài chính Quốc tế, đồng thời có khả năng khơi dậy bong bóng tài sản hải ngoại mới, khiến nhiều quốc gia phải tiến hành can dự vào thị trường".
Giám đốc điều hành công ty quản lý đầu tư Thái Bình Dương có vốn trái phiếu lớn nhất toàn cầu bày tỏ, chính sách nới lỏng định lượng lần 2 của FED không chỉ không giải quyết hoàn toàn vấn đề mà nền kinh tế nước này đang phải đối diện mà còn có thể làm căng thẳng thêm với thị trường tiền tệ toàn cầu. Ông nói, dòng chảy ngoài của vốn sẽ đe dọa các quốc gia khác. Các nền kinh tế mới nổi như Brazil đã có dấu hiệu phát triển quá nóng, khu vực cộng đồng chung châu Âu và Nhật Bản cũng có thể sẽ bị liên lụy do tiền tệ các nước này tăng mạnh.
(Theo Phùng Thủy // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com