Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu sức cầu cho trái phiếu doanh nghiệp

 Mới đầu năm 2011, những e ngại về việc thiếu vốn kinh doanh cho các DN, nhất là DN trong lĩnh vực bất động sản đã liên tục được đề cập tới. Trái phiếu vốn là cách để ngân hàng lách cửa hạn mức tín dụng, giờ đây cũng bị chặn lại. Vậy, DN sẽ phát hành trái phiếu cho ai để đạt được mục tiêu này?

Chỉ thị 01/CT-NHNN ban hành đầu tháng 3/2011 của Ngân hàng Nhà nước có 3 vấn đề được các DN quan tâm là: tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%; tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trên tổng dư nợ tối đa 22% vào cuối quý II/2011, tối đa 16% vào cuối năm 2011 và đầu tư trái phiếu DN cũng tính vào dư nợ tín dụng… nhiều DN đã bị đẩy vào thế khó trong quá trình huy động vốn.

Có một điều đáng chú ý là: khách hàng chủ yếu (và dường như là duy nhất) của các đợt phát hành trái phiếu DN là các ngân hàng thương mại. Đây là chiêu lách hạn mức tín dụng trong các năm qua. Tuy nhiên, sang năm 2011, chiêu lách này không thể thực hiện được nữa. Chưa kể, đối với cho vay phi sản xuất, đặc biệt là cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản… thì tính chung, năm 2011 sẽ là năm cắt giảm tín dụng, chứ không phải là năm giải ngân mới. Tình trạng huy động vốn chỉ đỡ nghẹt thở hơn với các đơn vị sản xuất.

Qua tìm hiểu ở bộ phận tư vấn, môi giới của một số CTCK, từ đầu năm đến nay, số DN bất động sản tìm đến các CTCK để nhờ "gỡ rối" tăng lên đột biến. Tính sơ bộ trong số 10 CTCK làm tư vấn, nhu cầu huy động vốn cho những DN tiếp cận từ đầu năm 2011 đến nay đã lên tới xấp xỉ 50.000 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ bất động sản năm 2010 là 224.000 tỷ đồng - tức đã cơ bản chạm ngưỡng tối đa mà các ngân hàng được cho vay bất động sản. Chưa kể, con số của năm 2010 không bao gồm trái phiếu cho các DN bất động sản. Một CTCK có thị phần môi giới trong top 4 cho biết, từ đầu năm tới nay, công ty này không giứp được DN nào phát hành trái phiếu cho khách hàng là ngân hàng cả.

Tại CTCK Liên Việt, thực trạng hỗ trợ DN huy động vốn có khả dĩ hơn, nhưng mức lãi suất khách hàng phải chấp nhận cũng lên tới 22-23%/năm, thả nổi 6 tháng một lần, tính biên 5-6%/năm theo lãi suất tiền gửi của 4 ngân hàng quốc doanh cũ. Cá biệt, có trường hợp, khách hàng phải chấp nhận mức lãi suất trái phiếu cộng biên tới 7%. Chị Trần Thị Ánh, Trưởng phòng Tư vấn DN, CTCK Liên Việt cho biết, từ đầu năm tới giờ, Công ty đã tư vấn thành công cho một số DN phát hành trái phiếu, nhưng rất khó khăn. "Chúng tôi phải cố gắng làm hồ sơ nhanh nhất có thể, chạy đua tiếp cận các ngân hàng còn room để chào bán, vì gần như chỉ có ngân hàng mới mua trái phiếu DN, nếu chậm chân sẽ để lỡ cơ hội của khách hàng", chị Ánh chia sẻ.

Trên thực tế, nhu cầu vốn cho dự án là có thật, huy động vốn bằng cách này hay cách khác từ ngân hàng đều không được vì không thể né được room tín dụng, nhiều DN đã chấp nhận… vay liều. Một nguồn tin của ĐTCK cho biết, không tìm kiếm được nguồn tiền từ ngân hàng, đã có không ít DN bất động sản chấp nhận phát hành trái phiếu huy động vốn từ các đối tượng khác (bao gồm cả các DN, nhà đầu tư tài chính (cá nhân…) với mức lãi suất trên 30%/năm. Chẳng hạn, có DN đã phát hành trái phiếu với điều kiện: lãi 25%/năm trả trước, 6%/năm trả vào cuối kỳ.

Chị Nguyệt, người đã có kinh nghiệm nhiều năm làm tư vấn DN cho ngân hàng, CTCK cho biết: do không thể chào bán trái phiếu DN cho ngân hàng, thời gian vừa qua, bên chị đã phải tiếp cận với các quỹ đầu tư và công ty tài chính để bán. Bên cạnh đó, đối tượng khách VIP cũng là mục tiêu tiếp cận của một số đợt chào bán trái phiếu DN. Tuy nhiên, việc chào bán trái phiếu cho các quỹ đầu tư cũng bắt đầu gặp khó khăn khi các quỹ đang chuyển hướng sang tiếp cận đầu tư trực tiếp dự án.

Chị Thanh Vân, tư vấn DN cho một CTCK khác thì cho biết, bên cạnh việc mở rộng các đối tượng khách hàng khác thay vì ngân hàng thương mại trong nước, thì ngân hàng nước ngoài, quỹ đầu tư quốc tế cũng là một ưu tiên. Tuy nhiên, việc vay vốn bằng ngoại tệ cũng chịu nhiều ràng buộc và mức lãi suất thời gian gần đây đã tăng lên đáng kể. Hiện một số CTCK cũng đang lên kế hoạch xây dựng sản phẩm mới để có thể đưa trái phiếu DN đến tận tay… từng nhà đầu tư chứng khoán, vì xem ra, bán "buôn" đã khó khăn hơn nhiều.

Có thể nói, quy mô thị trường trái phiếu DN trong toàn bộ thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn khiêm tốn và có thể sẽ tiếp tục… khiêm tốn, khi các nguồn cầu trái phiếu đang siết lại, dù cung trái phiếu luôn ở trạng thái sẵn sàng bùng nổ.        

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tăng lãi suất kỳ hạn ngắn: Chuyện "cực chẳng đã"
  • Giải bài toán USD bằng EUR, JPY…
  • Kinh tế thế giới: Đằng sau vòng xoáy lạm phát
  • Đã có “cửa” mua USD
  • Vẫn khó mua đôla ngân hàng
  • Đầu tư công “át vía” đầu tư tư nhân?
  • Giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do: “Lặng sóng” bao lâu?
  • Các ngân hàng Trung Quốc: Bom hẹn giờ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!