Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phá sản hay mất chức?

Mất chức; không được mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong phạm vi toàn quốc; thậm chí, có thể bị xử lý hình sự... nhưng một số ngân hàng (NH) vẫn chấp nhận để vượt trần lãi suất.

Không quá khó hiểu trước việc này bởi đứng giữa một bên là rủi ro thanh khoản nghiêm trọng, có thể dẫn đến phá sản thì những hình phạt trên, không thể là đối trọng.

Việc "thiết quân luật" trần lãi suất huy động cho toàn hệ thống NH của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang đẩy các NH nhỏ vào thế yếu. Bởi với cùng mức lãi suất, người gửi đương nhiên sẽ chọn các NH lớn, có uy tín để bảo đảm cho tiền gửi của mình. Thực tế đã diễn ra việc tiền từ NH này chuyển sang NH khác. Đó là chưa kể, một lượng tiền không nhỏ bị người gửi rút ra để chia sớt cho các kênh đầu tư khác khi lãi suất đã "âm" khá sâu so với chỉ số CPI.

Đứng ở thế này, các NH thanh khoản kém đành nhắm mắt "làm liều". Câu chuyện vượt trần lãi suất chắc chắn sẽ chưa dừng lại bởi "đói ăn vụng, túng làm liều" là đương nhiên. Câu hỏi đặt ra là, tại sao các NH nhỏ không vay trên thị trường liên NH (các NH cho vay lẫn nhau) cho an toàn? Câu trả lời là do lãi suất trên thị trường này quá cao. Cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động trong dân cư, kể cả khi đã tính phần vượt trần.

Cụ thể, trong khi trần lãi suất huy động trong dân cư kỳ hạn dưới 1 tháng và không kỳ hạn là 6% thì lãi suất trên thị trường liên NH kỳ hạn tuần lên tới 14 - 15%. Với chênh lệch cao như vậy, chi phí vượt trần khi huy động trong dân cư thấp hơn nhiều so với chi phí vay của các NH thừa vốn. Đây cũng là lý do khiến các NH yếu thanh khoản chấp nhận chọn con đường vi phạm để có vốn rẻ hơn.  Lãi suất liên NH cao cũng là nguyên nhân tại sao các vụ vượt trần bị lộ tẩy trong thời gian qua đều do nội bộ các NH tố nhau. Các NH thừa vốn, đương nhiên muốn cho các NH thiếu vốn vay hơn là cho các dự án sản xuất, kinh doanh vay với nhiều rủi ro. Vì vậy, họ tích cực tố giác để buộc các NH thiếu vốn phải đến vay ở NH mình. Vừa có "thành tích" trung thực với cơ quan quản lý, vừa đạt mục đích cho vay. Thật là "nhất cử lưỡng tiện".

Áp trần lãi suất trên thị trường liên NH, NH lớn sẽ không còn động cơ để gài bẫy NH nhỏ, gây mất đoàn kết trong hệ thống và gây hình ảnh xấu trong đạo đức kinh doanh. Quan trọng hơn, các NH lớn sẽ buộc phải giải tỏa nguồn vốn thừa bằng cách cho vay các dự án sản xuất kinh doanh, giảm bớt việc khát vốn của nền kinh tế đang ngày càng trầm trọng. Không chỉ thế, đã đến lúc, NHNN phải thay đổi cách điều hành kiểu "cào bằng, đổ đầu" lâu nay. Hệ thống NH với sức khỏe, thể trạng khác nhau, cần có phương thức quản lý đa dạng, phù hợp với từng nhóm NH để hệ thống NH thay vì tập trung bằng việc chạy đua cạnh tranh bằng lãi suất, sẽ cạnh tranh bằng nhiều dịch vụ khác để tồn tại.

(Thanh Niên Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thói quen sử dụng tiền mặt gây bất ổn an ninh tài chính
  • Hệ lụy từ thu ngân sách cao hơn chỉ tiêu kế hoạch
  • Khủng hoảng ngân hàng và… vàng
  • Vốn chảy chỗ trũng
  • Tái cơ cấu hệ thống tài chính: Một vấn đề cấp bách
  • Kiềm chế lạm phát: Mức nào thì được?
  • Thu hút vốn FDI còn xa mục tiêu
  • Hạ lãi suất cho vay: Có phải chỉ do “độ trễ” chính sách?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!