Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kích cầu tín dụng

Lãi suất cho vay ở một số NH cổ phần tiếp tục được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, nhiều khách hàng cho biết để vay được lãi suất rẻ ở NH không phải là việc đơn giản.

Lãi suất rẻ không dễ vay

Tư vấn khách hàng vay vốn tại LienVietBank. Ảnh: LÃ ANH

Theo số liệu từ NHNN, tuần qua các NHTM tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất khoảng 1%/năm đối với các khoản vay phục vụ sản xuất - kinh doanh, bình quân ở mức 12,5-14%/năm. Lãi suất cho vay phục vụ sản xuất - kinh doanh của một số NHTMCP như Liên Việt, Á Châu, An Bình… hiện ở mức 14-15%/năm, giảm khoảng 1-1,5%/năm so với tuần trước.

Theo ông Nguyễn Văn Hoạt, Giám đốc Công ty Tư vấn và thiết kế Minh Hà (quận 2, TPHCM), mặt bằng lãi suất đã giảm đáng kể so với cách đây ít tháng nhưng phí dịch vụ lại tăng lên. Tính ra doanh nghiệp vẫn chịu chi phí vay vốn cao. Ông Hoạt cho biết đầu tháng 5 công ty của ông trúng thầu dự án lắp đặt hàng điện lạnh nhưng cũng chỉ xoay sở mượn tạm vốn của đối tác, chứ vẫn chưa vay vốn NH nhiều vì chi phí lãi vẫn còn cao so với mức sinh lời của dự án.

Cũng theo ông Hoạt, có NH công bố áp dụng lãi suất 13,5-14,5%/năm đối với doanh nghiệp, nhưng thực tế rất ít doanh nghiệp đủ điều kiện vay ở mức lãi suất ưu đãi 13,5% nên phần lớn vẫn phải chịu lãi suất cao khiến doanh nghiệp ngại vay. Nhiều doanh nghiệp cho biết từ khi hạ lãi suất, việc xét duyệt hồ sơ tại các NH gắt gao và thời gian giải quyết thủ tục kéo dài hơn. Các NH cũng chọn lọc cho vay hơn, ưu tiên tín dụng chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất và thương mại. Do vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng được vay lãi suất rẻ.

Trong khi đó, nhiều NH cho biết dư nợ tín dụng doanh nghiệp tăng trưởng mạnh từ tháng 3 khi lãi suất thỏa thuận được điều chỉnh giảm. Như tại ABBank dư nợ tín dụng tăng 105% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Phạm Quốc Thanh, Phó Tổng giám đốc ABBank, cho rằng nếu tình hình kinh tế trong những tháng tới ổn định và thanh khoản tốt, có khả năng lãi suất thỏa thuận sẽ giảm thêm khoảng 0,75-1% so với hiện nay.

Khuyến khích vay vốn

Để khuyến khích vay vốn, từ nay đến 31-12, ABBANK triển khai chương trình khuyến mại dành cho các khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ABBANK với giải thưởng các chuyến du lịch nước ngoài. Tất cả khách hàng doanh nghiệp có khoản tiền gửi từ 30 tỷ đồng trở lên (hoặc USD tương đương), kỳ hạn tối thiểu 1 tháng hoặc có khoản vay tương đương được giải ngân trong thời hạn của chương trình, đều được tính điểm để tham gia chương trình và nhận quà sau mỗi đợt tổng kết.

Theo ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc ACB, để kích cầu tín dụng các NH phải giảm lãi suất nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng hiệu quả hoạt động. Lãi suất thỏa thuận còn giúp hoạt động tín dụng của NH trở nên minh bạch hơn và NH sẽ không còn lách luật nữa.

Theo tổng giám đốc một NH, thực tế hiện nay nhiều NH vẫn chưa mạnh dạn giảm lãi suất huy động vì sợ huy động vốn giảm sút. Vì vậy, việc giảm lãi suất không thể thực hiện ngay mà cần có thời gian dài để lãi suất giảm từ từ. Theo một chuyên gia NH, với mức lãi suất mong muốn 12%, chỉ số lạm phát sẽ phải đẩy xuống mức 7%, như vậy biên độ lãi suất thực dương cho người gửi tiền khoảng 2% + biên độ lợi nhuận ròng NH 3%. Ở phía ngược lại, nhiều chuyên gia nhận định từ nay đến cuối năm, mục tiêu đưa lãi suất cho vay xuống còn 12% có thể thực hiện được, với điều kiện tính thanh khoản của NH phải được nâng cao hơn nữa.

Hiện nay để vừa tăng trưởng tín dụng vừa tiêu được nguồn vốn huy động lãi suất cao trước đó, một số NH đã bắt đầu nới điều kiện tín dụng đối với cho vay tiêu dùng nhằm khuyến khích khách hàng vay vốn.

Có NH mở rộng cho vay đối với sản phẩm vay có tài sản bảo đảm, các CBCNV chỉ cần có thời gian làm việc tối thiểu 12 tháng là có thể vay được, mà không phụ thuộc vào mức lương tháng bao nhiêu. Có NH còn gỡ bỏ quy định thời gian vay vốn của CBCNV không vượt quá thời hạn còn lại của hợp đồng lao động đối với sản phẩm cho vay tín chấp.

(Theo THANH THIÊN // SGGP Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tiền đồng tăng giá có phải là xu thế bền vững?
  • Kiểm soát dự án FDI dùng vốn “nội”
  • Tăng lãi suất huy động để đón đầu nhu cầu vay
  • Đồng Euro mất giá và những hệ lụy
  • Sức ép tăng vốn điều lệ ngân hàng ngày càng lớn
  • Hạ lãi suất và bài toán giảm sốc
  • Chọn lọc, thẩm định thông tin
  • Không thể 'ép' hạ lãi suất bằng mệnh lệnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!