Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển thị trường tài chính TPHCM - Để tái tạo hình ảnh “Hòn ngọc Viễn Đông”

Đó là chủ đề được nhiều đại biểu tâm đắc tại buổi hội thảo tìm kiếm phương hướng phát triển thị trường tài chính ở TPHCM đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do UBND TPHCM chủ trì tổ chức vào sáng 8-5. Nhiều chuyên gia tài chính hàng đầu TPHCM cùng lãnh đạo các bộ ngành liên quan đã tham dự.

  • Thiên thời, địa lợi đi kèm thách thức

Với những cứ liệu công phu, PGS-TS Sử Đình Thành (Trường ĐH Kinh tế TPHCM) khẳng định, TPHCM vượt trội hẳn về tiềm lực phát triển kinh tế so với các thành phố lớn trong nước. TPHCM là nơi tạo ra 1/4 GDP, 1/3 giá trị sản lượng công nghiệp, 30% tổng thu ngân sách nhà nước, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và là nơi thu hút 1/3 dự án FDI (có lúc chiếm tới 41% vốn FDI) của cả nước.
 

Ngoài những lợi thế trên, TPHCM còn là nơi hội tụ nhiều yếu tố để trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) tầm cỡ trong khu vực. Cụ thể, TP có cảng biển nối trực tiếp với các nước; có mạng lưới ngân hàng thương mại cổ phần năng động, hoạt động rộng khắp cả nước; chiếm 30% tổng dư nợ cho vay và vốn huy động của các ngân hàng cả nước, nếu cộng thêm số vốn hóa trên thị trường chứng khoán và số vốn huy động của thị trường bảo hiểm thì tổng số tài sản tài chính của TPHCM chiếm gần 50% tổng tài sản tài chính của cả nước.
 

Khách hàng đang giao dịch tại Ngân hàng Viettinbank. Ảnh: LÃ ANH

Tuy vậy, PGS-TS Sử Đình Thành cũng chỉ ra những trở lực trên con đường để TPHCM tiến lên một TTTC hàng đầu. Vai trò của chính quyền TP trong việc hỗ trợ và kích thích phát triển thị trường tài chính còn khá mờ nhạt. Không những hạn chế về quyền hạn trong quản lý lĩnh vực tài chính mà chính quyền TP còn hầu như không được chia sẻ thông tin đầy đủ về các hoạt động tài chính trên địa bàn.


Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tuy phát triển mạnh nhất so với cả nước nhưng so với các nước trong khu vực thì vẫn còn nhỏ bé về quy mô và thiếu kinh nghiệm trong các dịch vụ tài chính quốc tế, phân tích thị trường và thẩm định dự án. Quy trình tín dụng còn thiên về làm sao đảm bảo an toàn trước pháp luật chứ chưa theo hướng tạo thuận lợi cho khách hàng. Số lượng các định chế phi ngân hàng còn ít và loại hình hoạt động còn đơn điệu nên chưa thật sự là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán ở TP cũng chưa liên thông, chưa hòa nhịp trong việc điều hòa vốn cho nền kinh tế.
 

  • Cần có quyết sách táo bạo
     

Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở các tổ chức tài chính quốc tế, TS Hoàng Đạo Hải, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Indochina Capital cho rằng cải thiện nguồn nhân lực và khung pháp lý là hai yếu tố cốt lõi của một TTTC.


Về nhân lực, ông Hải nhấn mạnh vào việc đào tạo các chứng chỉ hành nghề tài chính quốc tế, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh, trả lương dựa trên năng lực chứ không phải bằng cấp và xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với các chuyên gia nước ngoài.


Còn để có được khung pháp lý thuận lợi thì sự phản hồi và mức độ ủng hộ của Trung ương là điều căn bản, trọng tâm của việc giám sát phải dựa vào quản lý rủi ro của cả thị trường chứ không phải là bảo vệ riêng lẻ các ngân hàng trong nước.


Ngoài ra, theo ông Hải, TP cần chọn một phân khúc thị trường phù hợp, nâng cao chất lượng dịch vụ và hình thành một văn hóa dịch vụ trong đó khách hàng ở vị trí trung tâm.


Cũng đầy tâm huyết nhưng thái độ khá bức xúc và dứt khoát, GS-TS Trần Ngọc Thơ (Trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp - Trường ĐH Kinh tế TPHCM) lại không muốn mọi người cứ mãi mơ mộng với những chỉ số tăng trưởng kinh tế đơn giản.


Ông Thơ cho rằng dường như đến giờ TP vẫn chưa xác định được cần phải làm gì với ưu thế địa lý - kinh tế - chính trị của mình để trở thành một TTTC quốc gia. Thay vì chạy theo thành tích tăng trưởng GDP, TP nên tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cứng và mềm để làm sao cho bất kỳ nhà đầu tư nào dù không đầu tư ở TP cũng phải sử dụng dịch vụ của TP!


Không những đẩy mạnh thu hút rộng rãi doanh nghiệp tham gia niêm yết và phát hành cổ phiếu mà TP còn phải lôi kéo được nhiều cổ phiếu của nước ngoài niêm yết trên sàn chứng khoán để gia tăng giao dịch và hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài…


Muốn vậy, theo GS-TS Thơ, phải có tham vọng, quyết sách táo bạo cùng sự ủng hộ của Trung ương (yếu tố quyết định) thì TPHCM mới có thể biến những thiên thời và địa lợi của mình thành hiện thực, hình ảnh “Hòn ngọc Viễn Đông” mới sớm được tái hiện. 

(Theo HOÀNG LIÊM // ssgp online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cơ hội phát triển dành cho các ngân hàng đầu tư ở những thị trường mới nổi
  • Ngân hàng chật vật “hành trình 3.000 tỷ”
  • Không lo ngại nợ xấu
  • Chính sách kích cầu nhìn từ thị trường nội địa
  • Bốn đặc điểm của FDI trong bốn tháng đầu năm
  • Giải pháp thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2009 - 2010
  • Dư nợ tín dụng tăng mạnh: Nên mừng hay lo?
  • Đăng ký giao dịch bảo đảm: Cầm chuôi vẫn bị đứt tay?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!