Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rủi ro và bài toán dự trữ ngoại hối vàng

Rủi ro sẽ rất lớn khi NHNN huy động được vàng để tăng dự trữ ngoại hối mà giá vàng thế giới lại biến động mạnh như những năm 1990.

 

 
TS. Phí Đăng Minh, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) nhấn mạnh điều này bằng ví dụ, khi NHNN huy động vàng đưa vào dự trữ, giá vàng thế giới là 1.800 USD/ounce, một năm sau giá vàng thế giới có thể giảm xuống 1.000 USD/ounce. Khi đó, mặc dù số vàng dự trữ trong kho không thay đổi về số lượng tuyệt đối, song giá trị hạch toán bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam sẽ giảm tương ứng.

Nếu trường hợp đó xảy ra, NHNN sẽ bị phê bình là thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho dự trữ ngoại hối. Trước đây, khi tăng tỷ trọng dự trữ ngoại hối bằng USD, cuối năm, đồng USD bị mất giá so với đồng Việt nam, NHNN cũng bị phê bình là không đảm bảo nguyên tắc “an toàn” đối với công tác quản lý ngoại hối dự trữ.

Do đó, TS. Phí Đăng Minh cho rằng, trong đề án huy động và sử dụng vàng dự trữ trong dân, cần lựa chọn các giải pháp hợp lý, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh. Ví dụ, lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu bằng vàng.

Theo TS. Vũ Đình Ánh, Bộ Tài chính có thể thay mặt Nhà nước huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu bằng vàng. Số vàng này sau đó sẽ được chuyển cho NHNN để NHNN đưa ra nước ngoài hoán đổi lấy ngoại tệ bổ sung cho quỹ dự trữ ngoại hối.

Việc huy động vàng trong dân nói trên vừa tăng tính thanh khoản của vàng, vừa giúp Nhà nước có thêm ngoại hối dự trữ mà không làm giảm giá trị của quỹ dự trữ ngoại hối. Đây là biện pháp có thể huy động được nguồn lực rất lớn bằng vàng, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Để việc phát hành trái phiếu bằng vàng đạt kết quả tốt, Nhà nước cần quy định các thủ tục mua, bán, thanh toán trái phiếu bằng vàng cụ thể, rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện cho người dân tham gia.

Theo ước tính của NHNN, lượng vàng trong dân tại Việt Nam hiện khoảng 300-500 tấn. Số vàng dự trữ trong dân nói trên tương đương 28 tỷ USD (tính theo giá vàng thế giới hiện tại). Việc huy động và sử dụng vàng trong dân có thể mang lại nhiều thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước.

Sở dĩ phải cần khơi thông nguồn vàng trong dân là gần đây, giá vàng thế giới biến động mạnh, song giá bán trong nước nhiều thời điểm cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới, gây thiệt hại cho người dân. Do đó, theo Thống đốc NHNN, ngoài việc sẽ cho nhập vàng để bình ổn giá thị trường (nếu diễn biến giá vàng tiếp tục tăng cao), NHNN sẽ tận dụng tối đa nguồn vàng trong nước để bình ổn giá.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, nếu huy động được lượng vàng trong dân thì Nhà nước có thể quản lý được luồng vàng, bổ sung vào nguồn dự trữ quốc gia, khi cần thiết, có thể chuyển lượng vàng dự trữ thành ngoại tệ, phục vụ nền kinh tế, đồng thời, có thể dùng lượng vàng này để can thiệp thị trường một cách nhanh chóng.

Hiện NHNN đã xây dựng Nghị định mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tổ chức lại thị trường vàng thông qua việc NHNN quản lý chặt chẽ và can thiệp mạnh vào thị trường vàng nhằm ngăn ngừa hoạt động đầu cơ vàng, hạn chế kinh doanh vàng miếng nhưng vẫn đảm bảo quyền tích trữ vàng, mua bán vàng của người dân.

Dự kiến, trong tháng 9/2011, NHNH sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 174/1999/NĐ-CP. Theo đó, NHNN là cơ quan tổ chức hoặc cấp phép sản xuất vàng miếng; tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế trong từng thời kỳ, NHNN sẽ tổ chức sản xuất hoặc cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất vàng miếng nhưng sẽ rất hạn chế.

NHNN chỉ cho phép một số doanh nghiệp và TCTD có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vàng được thực hiện mua bán vàng miếng với tổ chức, cá nhân nhằm thu hẹp đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi đối với việc quản lý hoạt động mua bán này.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định, với các giải pháp của NHNN thời gian qua cũng như thời gian tới, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát để đảm bảo diễn biến của giá vàng trong nước theo sát giá vàng quốc tế, chống đầu cơ, làm giá ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Nhiều chuyên gia kinh tế – tài chính cũng cho rằng, cần thiết khơi thông được nguồn vốn này trong dân, thay vì cấm huy động vốn bằng vàng như hiện nay, bởi như vậy sẽ làm một nguồn vốn lớn không được khai thác và sử dụng hiệu quả cho nền kinh tế.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia nhấn mạnh: “Với lượng vàng trong dân không nhỏ, cần tận dụng để tạo thêm nguồn lực cho nền kinh tế”.

Còn theo TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Đại học Ngân hàng TP.HCM, Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng, nên giá cả phải phụ thuộc vào giá thế giới. Nguồn vàng trong nước nhiều, nhưng chủ yếu do người dân, các công ty và ngân hàng nắm giữ. Tuy nhiên, việc nguồn vàng trong nước không được khơi thông trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng đầu cơ đẩy giá lên. Diễn biến như vậy sẽ còn lặp lại, nếu như không có các giải pháp căn cơ đối với thị trường này.

TS. Lê Thẩm Dương cho rằng, việc cho nhập vàng chỉ giải quyết được phần nào tâm lý của thị trường tại thời điểm đó, chứ không phải là giải pháp dài hạn, nên cần có chính sách nhằm giải tỏa lượng vàng đang ùn tắc trong hệ thống ngân hàng. Đồng thời, về dài hạn, cơ quan chức năng cần nghiên cứu thành lập sàn giao dịch vàng để huy động nguồn vàng trong dân.

Mỹ Loan// Tầm Nhìn

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nhìn lại cơn sốt vàng: “Chính sách quản lý mới chỉ mang tính tình thế”
  • Cơ hội đầu tư trên sàn hàng hóa quốc tế
  • Lãi suất còn gượng ép
  • Quy hoạch đất đai chưa sát với nhu cầu thị trường BĐS
  • Vàng: "Nạn nhân" hay "tội đồ"?
  • TS. Nguyễn Minh Phong: Đối sách chống làm giá vàng
  • Ai đang "giật dây" cho giá vàng nhảy múa?
  • Bất động sản kỳ vọng tương lai gần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!