Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sàn vàng khó tìm hướng mới

Những hỉnh ảnh "ăn ngủ cùng vàng" như hình ảnh này hiện không còn nữa, đa phần các sàn đều vắng bóng nhà đầu tư. Ảnh: Thanh Thương

Ra đời rầm rộ và lặng lẽ thoái lui là hình ảnh của nhiều sàn vàng hiện nay. Bên cạnh các sàn đóng cửa, nhiều sàn cũng chật vật tìm đường khác để đi dù là khá khó khăn.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đóng cửa trước ngày 31-3, nhiều sàn vàng đã chấp hành sớm hơn thời hạn quy định, như Công ty kinh doanh vàng Toàn Cầu (GGB), Trung tâm giao dịch vàng Sacombank-SBJ, Việt Á... đã dừng hoạt động hoàn toàn.

Bên cạnh đó, một số sàn khác cũng đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để đóng cửa như sàn Exim-SJC của Eximbank và Công ty vàng bạc đá quý SJC, sàn vàng Agribank-Vina của Tổng công ty vàng Agribank Việt Nam. Những sàn này đang chờ những nhà đầu tư cuối cùng tất toán tài khoản để đóng cửa.

Theo ông Đào Hồng Châu, Phó tổng giám đốc Eximbank, hiện nay vẫn còn một số nhà đầu tư đang chờ giá tốt để bán ra, hay mua vào nhằm tất toán tài khoản sao cho ít rủi ro nhất, nên hiện nay sàn Exim-SJC vẫn đang cho các nhà đầu tư thêm thời gian. Ngoài ra, việc mở trạng thái mới để tiếp tục đầu tư là không thực hiện nữa.

Và sau khi đóng cửa, hầu như các đơn vị kinh doanh sàn vàng trực thuộc ngân hàng đều xem như bỏ hẳn mảng này chứ không tìm hướng đi khác. Cụ thể như sàn vàng Sacombank, bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SJB, cho biết sau khi sàn vàng đóng cửa ngày 11-2, công ty đang tính đến chuyện cho một đơn vị thành viên trong tập đoàn thuê lại mặt bằng, còn việc kinh doanh thì vẫn tiếp tục với mảng nữ trang và vàng miếng như từ trước đến nay.

Tuy chưa đóng cửa nhưng ông Châu cũng cho biết Eximbank cũng đang tính chuyện cho thuê lại mặt bằng và bán lại các máy móc cho các đơn vị có nhu cầu chứ không chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác.

Trong khi đó, một số sàn vàng không trực thuộc ngân hàng như Vàng Thế Giới hay Triệu Phong... đã cho ra đời sản phẩm tư vấn đầu tư tài chính, trong đó có đầu tư chứng khoán, bất động sản… để có thể tiếp tục tồn tại sau ngày 31-3. Tuy vậy, theo đại diện của một sàn thì đây chỉ là "bước đi thay thế" vì chưa tìm được hướng phát triển thích hợp chứ không thực sự hy vọng mang lại lợi nhuận tốt như kinh doanh vàng trước đây. "Hiện nay số lượng công ty chứng khoán là trên 100 với đội ngũ nhân viên tư vấn đông đảo thì việc một công ty vàng triển khai tư vấn đầu tư chứng khoán là không dễ dàng", vị đại diện này cho biết.

Một số sàn khác lại triển khai các sản phẩm đầu tư mới, dưới những cái tên khác như đầu tư vàng vật chất hay vàng nữ trang… nhưng thực sự vẫn thông qua hệ thống giao dịch của sàn và có tỷ lệ đặt cọc tương tự như tỷ lệ ký quỹ, phổ biến ở mức 5%. Hiện nay không dưới 5 sàn đang thực hiện phương thức này. Tuy vậy, theo nhân viên nhận lệnh của một sàn giao dịch trên, giao dịch của các sàn hiện rất trầm lắng, hợp đồng đầu tư mới ít được quan tâm như trước. “Nhà đầu tư hiện đang chuyển sang các kênh đầu tư khác vì lo ngại Ngân hàng Nhà nước lại tiếp tục 'thổi còi' nếu họ tiếp tục tham gia các sản phẩm mới này”, nhân viên này cho biết.

Thị trường giao dịch vàng tài khoản từ sau tết đến nay hầu như im ắng, ít có giao dịch được thực hiện. Một số công ty chứng khoán hiện đã dừng hẳn hoạt động kinh doanh vàng qua các đại lý nhận lệnh, một số thì vẫn còn để bảng điện tử nhưng nhà đầu tư đến sàn chủ yếu là giao dịch chứng khoán. Tại các điểm giao dịch chính của các sàn vàng, hầu như chỉ có nhân viên giao dịch chứ không hề thấy bóng dáng nhà đầu tư.

(Theo Thanh Thương // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngành chế tác Vàng trang sức VN : Yếu sức cạnh tranh
  • Trung Quốc trở thành thị trường đầu tư bất động sản lớn nhất thế giới
  • Khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp: Nguyên nhân là bệnh thành tích
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Độ vênh tín dụng và bài toán ngân sách
  • Bỏ trần lãi suất huy động, thị trường tiền tệ có thể rối loạn'
  • Gánh nặng hai vai
  • Thâu tóm, sáp nhập công ty chứng khoán: Bao giờ mới thành hiện thực?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!