Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Standard Chartered: Cần cảnh giác với luồng vốn “chảy ngược”

Cần có hành động khẩn cấp để ngăn chặn tác động từ tín dụng nóng - Ảnh: AP.

Các nền kinh tế mới nổi cần có “hành động khẩn cấp” đối với các luồng vốn đang đổ vào khu vực này ngày một nhiều, bởi chúng có thể gây ra bong bóng tài sản và bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngân hàng Standard Chartered của Anh cảnh báo.

Sự tăng mạnh luồng vốn từ các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, đã góp phần gây ra bong bóng tài sản ở phương Tây và dẫn tới sự đổ vỡ tài chính năm 2007. Tuy nhiên, dòng chảy này đã đảo chiều, và khu vực kinh tế mới nổi hiện là điểm tiếp nhận cuối.

Bloomberg dẫn báo cáo công bố ngày 26/4 của các chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Standard Chartered cho biết, những luồng vốn đổ vào các nền kinh tế mới nổi đang ngày một lớn hơn. Chúng bao gồm khoản cho vay của ngân hàng, đầu tư trực tiếp, gián tiếp và tín dụng nóng.

Sở dĩ luồng vốn đổ vào khu vực này ngày một tăng là do sức hấp dẫn của tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và lãi suất hấp dẫn hơn. Gerard Lyons, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Standard Chartered, cho rằng châu Á là nơi tiếp nhận chủ yếu các nguồn vốn từ phương Tây. Tiếp đến là Mỹ Latinh, Đông Âu và châu Phi.

Theo ông, sự dư thừa về tín dụng có nguy cơ gây ra các vấn đề mới về kinh tế và tài chính tại các nền kinh tế đang nổi. Thêm vào đó, khả năng hấp thụ vốn của nhiều nền kinh tế mới nổi còn rất hạn chế. Khi không có chỗ chứa, luồng tiền chảy vào sẽ đổ sang thị trường chứng khoán hoặc bất động sản, qua đó làm tăng sức ép lạm phát.

Standard Chartered cho rằng, mặc dù các nền kinh tế mới nổi rất cần nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để giúp họ tăng trưởng, nhưng sự gia tăng các nguồn “tín dụng nóng” là một mối nguy lớn. Bởi tín dụng nóng là những khoản đầu tư tài chính mang tính tạm thời để hưởng lãi suất cao, nên có thể bị rút khỏi thị trường bất cứ lúc nào.

Theo đó, ngân hàng này cảnh báo, các nền kinh tế mới nổi cần có hành động khẩn cấp để ngăn chặn với những tác động tiềm tàng của dòng chảy tín dụng này, như hạn chế tăng trưởng tín dụng, giới hạn cho vay trên thị trường bất động sản và áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn.

(Theo Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kiểm soát lãi suất khi bỏ trần
  • Tiếp tục xu hướng tự do hóa đầu tư nước ngoài
  • Điều hành chính sách tài chính, tiền tệ: Chủ động ngăn ngừa lạm phát
  • Cuộc đua giảm lãi suất cho vay bắt đầu
  • Nhiều doanh nghiệp "chuyển hướng" sang vay ngoại tệ
  • Thay đổi mô hình tăng trưởng
  • Linh hoạt trong chính sách tiền tệ: Bài toán hóc búa
  • Có thể giảm lãi suất đến mức nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!