Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giới đầu tư Nhật Bản: Việt Nam có lợi thế kinh doanh cao

Tốc độ tăng trưởng kinh doanh cao, thị trường lớn, chi phí đầu tư thấp…, Việt Nam là một đối tác kinh doanh rất hấp dẫn của Nhật Bản.

Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trong tương lai.

Gần 250 đại diện của các công ty Nhật Bản, trong đó có nhiều nhà thầu xây dựng lớn, các công ty hoạt động trong các lĩnh vực quản lý, bảo trì và bảo dưỡng đường cao tốc đã dự Diễn đàn Hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ Việt Nam do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức ở Tokyo ngày 19/5.

Đầu tư hạ tầng giao thông: Cánh cửa đang mở

Tại đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Ngô Thịnh Đức cho biết Chính phủ Việt Nam đã quy hoạch hệ thống đường cao tốc gồm 22 tuyến, với tổng chiều dài 5.873km và số vốn đầu tư lên tới 47,9 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào các nguồn vốn của Chính phủ và vốn ODA, việc phát triển kết cấu hạ tầng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc kêu gọi các nguồn đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức đối tác công-tư (PPP) là rất cần thiết.

Theo Chủ tịch JETRO, ông Michitaka Nakatomi, một hệ thống đường bộ phát triển là yếu tố quan trọng nhất đối với các DN Nhật Bản. Hơn thế nữa, xét từ quan điểm kinh doanh, xây dựng đường bộ hay các hoạt động khác liên quan như quản lý hệ thống đường cao tốc công nghệ cao (như điều khiển giao thông và thu lệ phí) đều là các cơ hội tốt cho DN Nhật Bản.

Cùng chung quan điểm, ông Koichi Takano, Phó Trưởng Đại diện Văn phòng JETRO tại Hà Nội nhấn mạnh nhu cầu đầu tư để phát triển hệ thống đường bộ nói riêng và cơ sở hạ tầng ở Việt Nam rất cao. Với lợi thế như tốc độ tăng trưởng kinh doanh cao, thị trường lớn và đầy hứa hẹn, chi phí đầu tư thấp hơn so với các nước trong khu vực, Việt Nam là đối tác kinh doanh rất hấp dẫn của Nhật Bản.

Nhật Bản cần nhanh chân hơn

Ông Takano cũng cho biết Việt Nam là thị trường hấp dẫn nên ngoài Nhật Bản, các DN từ Mỹ, Hàn Quốc cũng đang đầu tư vào Việt Nam.

Ở một góc độ khác, ngày 19/5, Công ty Khảo sát thị trường quốc tế BMI (Business Monitor International) trong báo cáo về cơ sở hạ tầng của Việt Nam nhận định nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang tăng là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trong phát triển các công trình cần thiết để cải thiện môi trường kinh doanh. Cũng như các nước khác tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam bắt đầu ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ hơn vì điều kiện kinh tế đã được cải thiện.

BMI ước tính ngành công nghiệp xây dựng của Việt Nam sẽ đạt giá trị khoảng 6,67 tỷ USD trong năm 2010 và 13,9 tỷ USD vào năm 2014.

(Theo Nguyễn Chiến // Tin Chính phủ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tinh lọc và định hướng đầu tư
  • Bội chi ngân sách 2009 là bao nhiêu?
  • Để không có những rủi ro đáng tiếc
  • Hệ lụy lớn khi đất đai biến thành… sổ tiết kiệm
  • “Nên giảm mức độ thắt chặt tiền tệ để hạ thêm lãi suất”
  • Khách hàng mặc cả, nhà băng gặp khó
  • Việt Nam đang dư thừa ngoại tệ?
  • Chính phủ khẳng định lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!