Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sức ép tỷ giá do đâu?

Nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD trong những ngày gần được các chuyên giá kinh tế cho rằng xuất phát từ việc mua vàng trong tài khoản và nhập siêu.

Bán được vàng phải mua ngoại tệ

Ngày 11/10, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 15 đồng lên 20.668 đồng/USD. Tại các ngân hàng thương mại, ngay sau công bố điều chỉnh này, giá USD bán ra cũng được đẩy lên kịch trần mới với mức 20.875 đồng/USD. Trong khi đó, giá mua vào cũng được đẩy lên mức cao nhất là 20.870 đồng/USD.

Trước đó, ngày (5/10) Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh từ 20.628 đồng lên mức 20.638 đồng, một ngày sau đó (ngày 6/10) lại tăng thêm 10 đồng/1 USD và tiếp tục điều chỉnh lên mức 20.653. đồng trong ngày (7/10).

Như vậy, sau hơn 1 tháng tỷ giá được giữ nguyên, đây là lần thứ tư Ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ đạt mức trên 0,2% và hiện mức điều chỉnh dư cho phép còn lại gần 0,8% (tương đương mức 166 đồng).

Theo chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm, sự điều chỉnh này một phần xuất phát từ việc cho phép 5 ngân hàng thương mại cổ phần mua vàng mở tài khoản nước ngoài để duy trì trạng thái vàng sau khi bán trong nước.

Bởi khi mua vàng trên tài khoản thì các ngân hàng thương mại phải thanh toán hoàn toàn 100% bằng ngoại tệ mới có vàng chuyển vào. Bán được rồi, các ngân hàng cũng buộc dành số tiền này để mua ngay ngoại tệ bù đắp lượng vừa mua vàng trong tài khoản. Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp lên tỷ giá liên ngân hàng.

“Vì vậy, với 5 tấn vàng được các ngân hàng thương mại bán ra ở cuối tuần qua, thì lượng ngoại tệ cần phải mua lại cũng khá lớn, tương đương với khoảng gần 270 triệu USD”, ông Kiêm tính toán.

Sức ép từ nhập siêu

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, ngoài yếu tố chênh lệch giá vàng thì sức ép lên tỷ giá từ nay đến cuối năm vẫn là nhập siêu.

Hiện, nhập siêu của nước ta trong 9 tháng ở mức 9,6 tỷ USD và đang có xu hướng tăng cao trong những tháng còn lại của năm. Tín dụng ngoại tệ gần 30 tỷ USD, chênh với mức huy động tới 7,5 tỷ USD. Trong khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ đạt 16 tỷ USD, sức ép đáo hạn đang cận kề là quá rõ ràng.

Ông Thành cho rằng, mục tiêu giữ ổn định tỷ giá đồng đô la Mỹ không quá 1% của Thống đốc Ngân hàng ở thời điểm này không quá đặc biệt. Vì thông thường, trong mỗi giai đoạn chống lạm phát thì buộc chúng ta phải nâng tỷ giá lên một mức nào đó để không hạn chế năng lực cạnh tranh xuất khẩu, sau đó người ta mới “neo” lại để góp phần vào ổn định giá cả.

“Ở đây câu hỏi được đặt ra là liệu Ngânhàng nhà nước có đủ các giải pháp và lực lượng để ổn định tỷ giá không vượt quá 1% hay không? Bởi như nửa cuối năm 2010 chúng ta phải vay ngoại tệ với số lượng lớn nên khi đến thời điểm đáo hạn doanh nghiệp phải trả, đã tạo ra áp lực rất lớn. Trong bối cảnh năm 2011 này, lạm phát còn chưa giảm nhiều, thâm hụt thương mại tính theo GDP tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao?!”, ông Thành quan ngại.

Đồng tình ý kiến trên, ông Kiêm nhấn mạnh đến việc cần tái cấu trúc lại nền kinh tế để bảo đảm xuất khẩu đủ bù cho nhập khẩu.

“Lượng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu thì mới có thể tăng ngoại hối, khi đó bớt được sức ép tỷ giá và nó sẽ là công cụ điều tiết giá cả trong nước cũng như cán cân thương mại”, ông Kiêm nói.

Tuy nhiên, ông Kiêm cũng cho biết, dự trữ ngoại ngoại tệ của Việt Nam còn quá mỏng, nhưng vẫn đang trong xu hướng tăng đáng kể từ đầu năm đến nay. Bên cạnh đó, việc nắm bắt diễn biến thông tin thị trường của cơ quan quản lý cũng tốt hơn nên các động thái điều chỉnh kịp thời cũng sẽ giảm áp lực tỷ giá những tháng còn lại của năm.

“Nhưng cũng phải rất thận trọng và có chuẩn bị kỹ càng cho câu chuyện tỷ giá, bởi nó có liên quan đến việc tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, nếu chưa kéo được lạm phát kỳ vọng xuống thấp lại vội vã hạ lãi suất tiền đồng thì áp lực ngoại hối vẫn còn”, ông Kiêm đưa ra nhận định./.


(Theo Thành Tâm // toquoc)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Báo động rủi ro cơ cấu kỳ hạn
  • Phá sản hay mất chức?
  • Thói quen sử dụng tiền mặt gây bất ổn an ninh tài chính
  • Hệ lụy từ thu ngân sách cao hơn chỉ tiêu kế hoạch
  • Khủng hoảng ngân hàng và… vàng
  • Vốn chảy chỗ trũng
  • Tái cơ cấu hệ thống tài chính: Một vấn đề cấp bách
  • Kiềm chế lạm phát: Mức nào thì được?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!