Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, bộ sẽ sớm trình Chính phủ các giải pháp cụ thể để thúc đẩy đầu tư trong nước, trong đó ưu tiên các dự án có hiệu quả và đặc biệt, sẽ tập trung hơn nữa vào lĩnh vực đầu tư, coi đó là khâu trọng tâm trong năm 2009.
Bên lề Hội nghị toàn quốc ngành Kế hoạch và Đầu tư vừa được tổ chức nhằm bàn về tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã trao đổi với báo chí về các vấn đề: Đầu tư công, hiệu quả của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và xây dựng Chiến lược ngành kế hoạch - đầu tư.
ĐA DẠNG HÓA CÁCHÌNH THỨC ĐẦU TƯ
* Thưa Bộ trưởng, để thực hiện kiềm chế lạm phát, năm 2008, Chính phủ đã đề ra một gói giải pháp, trong đó có cắt giảm đầu tư công. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về kết quả giả pháp này trong thời gian qua?
- Năm 2008, các bộ, ngành và địa phương đã rà soát, đình hoãn hơn 1.200 dự án với số vốn đã bố trí kế hoạch năm 2008 là hơn 1.880 tỉ đồng, dãn tiến độ 765 dự án với số vốn đã bố trí hơn 4.110 tỉ đồng; các tập đoàn và tổng công ty cũng hoãn khởi công 214 dự án, ngừng triển khai 533 dự án và giãn tiến độ thực hiện 378 dự án với tổng giá trị hơn 33.590 tỉ đồng.
Nhìn chung, việc rà soát, đình hoãn, cắt giảm đầu tư công đã mang lại hiệu quả rất lớn, giúp tiết kiệm trong chi tiêu, sắp xếp các dự án hợp lý hơn, tập trung bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, cần thiết. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, việc cắt giảm, sắp xếp lại các công trình có đầu tư công rất hiệu quả, mang lại kết quả tốt trong mục tiêu kiềm chế lạm phát. Hiện nay chỉ số lạm phát đã giảm, ước cả năm sẽ vào khoảng 22%.
* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh, tăng cường đầu tư sẽ là giải pháp trọng tâm nhằm ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế trong nước do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế thế giới. Xin Bộ trưởng cho biết một số nét cụ thể của nhóm giải pháp này?
- Đầu tư sẽ tiếp tục là vấn đề trọng tâm trong dự thảo Nghị quyết về điều hành, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội năm 2009 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao xây dựng, sẽ trình Chính phủ tới đây. Thủ tướng cũng đã giao nhiệm vụ cho ngành Kế hoạch - Đầu tư rà soát, đề xuất những giải pháp mới nhằm kích thích đầu tư theo hướng đa dạng hóa hơn nữa hình thức đầu tư, khuyến khích mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất, giảm tỉ trọng đầu tư từ nguồn ngân sách để phòng ngừa suy giảm kinh tế do ảnh hưởng từ những khó khăn của kinh tế thế giới.
LẮNG NGHE NHÂN DÂN ĐỂ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
* Sắp tới, Việt Nam tổ chức tổng kết 15 năm sử dụng nguồn vốn ODA. Bộ trưởng có đánh giá như thế nào về hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong 15 năm qua?
- Các nhà tài trợ nước ngoài đánh giá cao Việt Nam sử dụng nguồn vốn ODA. Trong số 42 tỉ USD các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam thì chúng ta đã giải ngân được 22 tỉ USD. Hầu hết số vốn này được dùng để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, chương trình xóa đói giảm nghèo… Cần lưu ý rằng, trong số 42 tỉ USD vốn tài trợ đó thì 70% (tương đương trên 30 tỉ USD) là được thể hiện bằng các cam kết cụ thể. Như vậy, trên 30 tỉ USD đã cam kết cụ thể mà giải ngân được 22 tỉ là tỉ lệ đạt được khá cao. Để đạt được con số này, thời gian qua, công tác hài hòa hóa các thủ tục về đầu tư đã được thực hiện tương đối tốt...
* Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý, nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Để xây dựng chiến lược này, Bộ sẽ tiến hành như thế nào?
- Nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là thực hiện tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Hiện nay, Bộ đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế để chuẩn bị trình Đại hội Đảng lần thứ XI. Chúng tôi thực hiện xây dựng Chiến lược theo hai kênh, một là lắng nghe, thu thập các ý kiến đóng góp của các nhà kinh tế, các tầng lớp xã hội, hai là nghiên cứu của các cơ quan Chính phủ. Trên cơ sở phối hợp hai kênh đó, chúng tôi hy vọng sẽ xây dựng được bản chiến lược hoàn chỉnh, trong đó tập hợp được đầy đủ ý kiến
của nhân dân.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị, năm 2008, ước thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 đạt 580.000 tỉ đồng, bằng 39% GDP, tăng 11,2% so năm 2007.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì, so năm 2007 ước tổng sản phẩm trong nước năm 2008 tăng 6,5%; giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 5,1%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,2%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 31%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 31,8%; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 32,4%.
Nhập siêu cả năm 2008 ước bằng 29,7% kim ngạch xuất khẩu, tương đương mức năm 2007. Ước năm 2008, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt khoảng 10-11 tỉ USD, trong đó phần vốn nước ngoài khoảng 8,5 tỉ USD, tăng 10,6%. Tổng vốn đăng ký gấp ba năm 2007.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Mặc dù chưa khẳng định xu thế nào trong giải ngân vốn FDI trong năm 2009, song tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lên các dự án FDI đang xuất hiện một cách rõ.
Quan điểm khác biệt về khái niệm tập đoàn kinh tế đã khiến Dự thảo Nghị định hình thành, tổ chức, hoạt động và quản lý đối với tập đoàn kinh tế nhà nước tiếp tục nhận được những ý kiến trái ngược.
Trao đổi với Báo Đầu tư bên lề Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Võ Hồng Phúc khẳng định, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì đà tăng trưởng hợp lý, thì phải kích cầu đầu tư.
Trong khi nhiều ngân hàng TMCP định vị đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thì hiện tại, số DN được vay vốn lại quá khiêm tốn. Vì sao có nghịch lý này trong bối cảnh lãi suất cho vay đang giảm mạnh, ngân hàng “thừa tiền” và nhu cầu của DN là khá lớn?
Bộ trưởng Tài chính thứ hai của Malaixia, Nor Mohamed Yakop cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay có thể kéo dài 2-4 năm nữa, và những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng này không thể "tồi tệ" bằng cuộc Đại suy thoái kinh tế tại Mỹ trong những năm 30 của thế kỷ trước.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhiều người quyên sinh. Khi tự tử, họ mang theo cả người thân của mình
Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và kế hoạch năm 2009 là trọng tâm thảo luận tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức tại Hà Nội vào ngày hôm nay, 21/11/2008.
Theo các ngân hàng, lãi suất cơ bản có thể giảm thêm trong vài ngày tới. Khi đó, lãi suất cho vay sẽ xuống sâu hơn nữa. Ngân hàng (NH) liên tục giảm lãi suất, mở rộng lĩnh vực cho vay, thế nhưng lãi suất vẫn khó với tới, khách hàng vẫn gặp nhiều khó khăn khi vay vốn.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.