Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thời của đại gia giấu mặt: DN bất ngờ vì thâu tóm

Việc mua bán và thâu tóm đôi khi giống như trên phim, khi mà đối thủ vào thẳng phòng họp HĐQT và bất ngờ tuyên bố: tôi mới là ông chủ của doanh nghiệp.

Trong thời gian gần đây, hoạt động mua bán và thâu tóm diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam.  Hoạt động này không hề mới, nhưng lại đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người bởi cách thức mà bên đi thâu tóm thực hiện.

Thâu tóm kiếu chiếm đồn địch

Việc mua bán doanh nghiệp không mới. Thậm chí việc thâu tóm DN thông qua sàn chứng khoán mới diễn ra nhiều trong năm nay đều được tiến hành công khai, như việc Hùng Vương mua cổ phần của AGF, hay PNJ mua lại SFC, Masan Consumer  mua VFC, HT1 sáp nhập với HT2, Mirae với Mirae Fiber...

Tuy nhiên, gần đây, các vụ thâu tóm thường diễn ra rất âm thầm, đầy bất ngờ và có chiều hướng không "thân thiện". Điều đó càng trở nên ác hiểm khi lợi dụng tình hình kinh tế khó khăn, DN kinh doanh không thuận lợi và nhất là khi chứng khoán mất điểm, cổ phiếu xuống giá đề mua gom rồi bất ngờ đứng lên đòi làm chủ doanh nghiệp. Trong mắt các chuyên gia đó thực sự là những cuộc thâu tóm đầy thủ nghịch.

Có lẽ nổi đình nổi đám nhất trong thời gian vừa qua chính là "cuộc chiến" giành quyền kiểm soát Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (STB) khi phía muốn thâu tóm (nhóm Eximbank) đã công khai việc nhận ủy quyền của trên 51% cổ đông STB, còn lãnh đạo STB đang nỗ lực phủ nhận thông tin này.

Cuộc chiến chưa tới hồi kết nhưng đang có những thông tin cho biết, nhiều khả năng hai bên đã đạt được những thỏa thuận ban đầu về việc phân chia số ghế trong Hội đồng quản trị. Theo đó, trong thời gian trước mắt, ông Đặng Văn Thành vẫn tiếp tục giữ ghế Chủ tịch Sacombank.

Con số đại diện cho 51% cổ đông của Eximbank liệu có đúng không, hay việc phân chia quyền lực về sau này như thế nào chưa thể ngã ngũ được. Nhưng có thể thấy một điều là chắc chắn những tuyên bố Eximbank đưa ra không phải là chuyện đùa và sẽ có những thay đổi lớn trong thành phần quản trị STB.

Trong năm 2011, giới đầu tư cũng khá ngạc nhiên về sự xáo trộn về nhân sự tại CTCP Thủy sản 1 (SJ1). Khi đó, cả chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc đã đồng loạt từ nhiệm. Vụ thay đổi diễn ra êm thấm.

Lật lại lịch sử có thể thấy, trong suốt khoảng thời gian từ tháng 3/2010 - 5/2011, ông Trần Văn Hậu - đương kim CT HĐQT SJ1, nguyên là thành viên HĐQT của SJ1 đã nâng dần tỉ lệ nắm giữ SJ1 từ 7,79% lên tới 24,23%, và CTCP phát triển Hùng Hậu mà ông Hậu là thành viên HĐQT cũng đăng ký mua vào, trở thành cổ đông lớn của SJ1.

Cùng thời gian đó, nhiều cổ đông nắm giữ vị trí quản lý, điều hành và những cổ đông có liên quan đến các vị trí nói trên lại đăng ký bán ra. SJ1 bán ra toàn bộ cổ phiếu quỹ. EIB thoái vốn gần hết 5,1% tỉ lệ sở hữu SJ1. Diễn biến này cho thấy dường như đây là một cuộc thâu tóm nội bộ mà một phần nguyên do là các cổ đông chủ chốt đã chủ quan, lướt sóng SJ1 vào thời điểm không phù hợp. Nhưng nhiều người cũng cho rằng không loại trừ đã có thỏa thuận ngầm giữa các cổ đông nắm giữ vị trí điều hành với ông Trần Văn Hậu, để ông có điều kiện trở thành cổ đông lớn nhất.

Đại gia đánh sau lưng: khó đỡ

Đặc biết, Trong năm 2010, vụ thâu tóm doanh nghiệp âm thầm được dư luận chú ý là ý định mua Công ty Dược Hà Tây (DHT) của Công ty Dược Viễn Đông (DVD) và vào cuối 2011 là Công ty Bất động sản Bình Thiên An mua lại cổ phần của Công ty Xây dựng Descon (DCC).

Trong trường hợp Descon, tại đại hội đồng cổ đông bất thường của Descon vào những ngày cuối cùng của năm 2011, hai thành viên ông Nguyễn Xuân Bảng và ông Nguyễn Văn Thương đã phải rời khỏi ghế thành viên HĐQT với số phiếu thông qua lên tới 81%.

Từ việc công bố nắm đến 35% cổ phần, Công ty cổ phần Bình Thiên An và các thành viên công ty đã thực hiện các bước để chính thức thâu tóm Công ty Descon một cách phù hợp và không vi phạm quy định của pháp luật. Hiện tại 2/5 thành viên Hội đồng quản trị của Descon là lãnh đạo của Công ty Bình Thiên An.

Gần đây nhất, ở một lĩnh vực khác, trong tuần đầu tiên của tháng 3/2012, giới đầu tư cũng xôn xao về thông tin một người đã âm thầm mua gần 16% (trị giá hơn 500 tỷ đồng) của một doanh nghiệp bất động nổi tiếng trên sàn chứng khoán là Sudico (SJS).

Sau vụ mua bán, nhà đầu tư này đã lộ mặt là đứng trong top 30 người giàu nhất TTCK Việt Nam.

Chân dung của đại gia này sau đó đã được nhận diện là ông Đỗ Văn Bình, sinh năm 1960, là Chủ tịch của CTCP Đại Dương (Tập đoàn đầu tư tài chính và xây dựng Đại Dương), có trụ sở đặt tại Bắc Ninh. Tập đoàn này hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, xây dựng thủy điện, tư vấn tài chính...Ông Bình đã giữ chức Thành viên HĐQT Maritime Bank từ năm 2008-2012 đồng thời là Thành viên hội đồng thành viên kiêm TGĐ của Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng Maritime Bank.

Việc mua bán và thâu tóm là rất bình thường. Nhưng điều thu hút sự chú ý là những hoạt động này gần đây luôn mang tính bất ngờ. Thông tin đến được với thị trường và tới các nhà đầu tư thì mọi việc đã "đâu vào đấy" rồi.

Hơn thế, đa phần các vụ thâu tóm gần đây diễn biến theo xu hướng "thù địch". Theo đó, bên thâu tóm tìm cách mua cho đủ số lượng cổ phần để khống chế toàn bộ các quyết định của doanh nghiệp, nắm giữ quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp đó mà không cần có sự đồng ý của bên bán.

Các trường hợp STB, SJ1, DHT, Descon đều rơi vào tình trạng như vậy. và thực tế, tất cả đều rất khó đỡ. Hy hữu chỉ mới có DHT thoát khỏi hàm con cá mật khi người đứng đầu đã chiến đầu đến cùng không chỉ vì tài sản, quyền lợi mà cả danh dự và sự nghiệp của ông. Sau khi chiến thắng, DHT cũng mệt mỏi của DVD thì cung như toi hẳn, DN phá sản và ông chủ đi tù.

Với các doanh nghiệp bị thâu tóm, có trường hợp dù biết nhưng không thể phòng thủ do tiền cho hoạt động kinh doanh còn không có, chưa nói tới việc bỏ tiền ra mua cổ phiếu để chống đỡ. Mặc dù vậy, cũng có không ít doanh nghiệp có thực lực rất mạnh nhưng vẫn rơi vào tình trạng khốn đốn và phải chấp nhận lùi bước bởi rất nhiều đại gia có tiềm lực tài chính thực hiện việc mua gom cổ phiếu một cách không ai ngờ tới.

Việc mua bán và thâu tóm đôi khi giống như trên phim, khi mà đối thủ vào thẳng phòng họp HĐQT và bất ngờ tuyên bố: tôi mới là ông chủ của doanh nghiệp.

Hiện tượng này có thể sẽ còn diễn ra rầm rộ trong thời gian tới khi mà giá cổ phiếu vẫn đang ở mức thấp do doanh nghiệp gặp khó khăn. Trên TTCK hiện đã có rất nhiều tin đồn về các vụ thâu tóm như tại HBB, SBS, GMD...

(VEF)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Phòng thủ trước M&A: Như thế nào là đủ?
  • Bong bóng tài chính: Việt Nam rủi ro hơn thế giới?
  • Ngân hàng yếu kém, liệu người dân có mất tiền?
  • Trung Quốc lo sợ bị “sập bẫy” đồng USD
  • Thị trường vàng: Những nhân tố đáng ngại
  • DN nhỏ cổ tức khủng, đại gia khủng lợi nhuận bèo
  • Ông Trương Đình Tuyển: Thanh khoản nguy hiểm hơn lạm phát
  • Lãi suất kích lạm phát: Ai đang lũng đoạn nền kinh tế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!