Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng yếu kém, liệu người dân có mất tiền?

Đến thời điểm này có thể thấy rõ ngân hàng nào rơi vào nhóm 4 -không được giao chỉ tiêu tín dụng. Người dân hiện vẫn có tâm lý lo sợ mất tiền nếu chẳng may gửi vào nhóm ngân hàng “cầm đèn đỏ”. Tuy nhiên theo các chuyên gia, dù gửi tiền ở ngân hàng nào, quyền lợi của người gửi luôn được đảm bảo.

Sau những hoan hỉ thông báo của các ngân hàng thuộc nhóm 1 và nhóm 2, thị trường giờ xem như chỉ còn ngóng xem ngân hàng nào sẽ nằm trong nhóm 3,4 chính thức công bố.

6 ngân hàng khác thuộc nhóm G12 như, Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV, Eximbank, Techcombank, dù không công bố nhưng với tiềm lực được cho là lớn nhất, nên nhiều khả năng sẽ thuộc nhóm 1. Các ngân hàng còn lại gồm ACB, STB, SeABank, EIB,  VPbank, VIB, Maritime Bank, MHB(Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long), ngân hàng Quân Đội (MBBank) đã lần lượt công bố thuộc nhóm 1 trước đó.

Trong nhóm 2, vừa qua đã có thêm Westernbank sau những ngân hàng LienVietPostBank, SHB, DongAbank, NamAbank, Southernbank, OCB, AnBinhbank, PG bank, KienLongbank, DaiAbank, BaoVietbank, Oceanbank. Ở nhóm 3 mới chỉ có duy nhất Habubank dũng cảm công bố.

Mới đây, một chuyên gia  nước ngoài trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cho rằng, muốn có một hệ thống ngân hàng vững mạnh, chỉ cần có 3-5 ngân hàng lớn làm trụ cột là đủ. Những ngân hàng còn lại phải đủ khỏe mạnh. Trong khi đó hiện Việt Nam đang có quá nhiều những ngân hàng nhỏ, yếu. Đây cũng là quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế trong nước khi nhận định về hệ thống ngân hàng VN.

Đó chính là lý do để Đề án tái cấu trúc ngân hàng bắt đầu khởi động. Sau việc phân nhóm ngân hàng của NHNN sẽ là những cuộc mua bán sáp nhập những ngân hàng yếu kém. Đây là giai đoạn nước rút của những "đại gia" muốn thâu tóm không những thị trường mà luôn ncả hững ngân hàng đang "hấp hối". Thời điểm này  cũng là cơ hội cho những nhà đầu tư nước ngoài mua lại những ngân hàng yếu kém.

Trong khi các đại gia đang hào hứng với những cuộc mua bán sắp tới, thì người dân lại đang chăm chú theo dõi một cách đầy lo lắng. Bởi, tiền đang không đi liền với khúc ruột mà đang để sinh lời tại ngân hàng. Nếu chẳng may ngân hàng phá sản, số tiền đó rút ra như thế nào.

 

Ảnh minh họa
Giai đoạn nước rút của mua bán sáp nhập giữa các đại gia

Trong một cuộc họp báo mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rõ quan điểm về tái cấu trúc ngân hàng, với câu nói : "ném chuột không vỡ bình", NHNN sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.

Theo ông Bùi Khắc Sơn, Tổng giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi việt Nam, khi các ngân hàng nhóm 4 lộ diện, Bảo hiểm Tiền gửi sẽ nắm bắt nhu cầu hỗ trợ tài chính và chủ động đề xuất phương án phù hợp đối với các tổ chức gặp khó khăn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn lành mạnh hệ thống ngân hàng.

Phát biểu mới đây trên VIR, ông Sơn cho biết, Bảo hiểm Tiền gửi thực hiện giám sát định kỳ đối với 100% tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, bao gồm 92 ngân hàng thương mại, 11 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 1.093 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Hệ thống báo cáo giám sát định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đã được xây dựng và nghiên cứu để từng bước nâng cao chất lượng.

"Khi phát hiện ra những trường hợp rủi ro cao, có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền và sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam gửi cảnh báo đến tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan để có phương án xử lý thích hợp. Cùng với giám sát từ xa, chúng tôi còn tiến hành kiểm tra tại chỗ giúp đánh giá tốt hơn thực trạng hoạt động, rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn của các tổ chức tín dụng" - ông Sơn nói.

Tác giả: Đinh Bách // Theo VnMedia

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Trung Quốc lo sợ bị “sập bẫy” đồng USD
  • Thị trường vàng: Những nhân tố đáng ngại
  • DN nhỏ cổ tức khủng, đại gia khủng lợi nhuận bèo
  • Ông Trương Đình Tuyển: Thanh khoản nguy hiểm hơn lạm phát
  • Lãi suất kích lạm phát: Ai đang lũng đoạn nền kinh tế?
  • Dân đầu tư đang từ bỏ vàng?
  • Đầu tư thời suy thoái: Các đại gia, chuyên gia Việt khuyên gì?
  • Tổng giám đốc Citibank đánh giá kinh tế Việt Nam 2012
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!