Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội chưa một lần có thách thức chưa từng đối mặt

tinkinhte.comCuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 khác về cơ bản với các cuộc khủng hoảng đã từng xảy ra trong lịch sử. Và đương nhiên sẽ tạo ra các cơ hội và thách thức mang tính phân liệt rõ nét: các cơ hội ngàn vàng chưa một lần có trong lịch sử và các thách thức vô cùng to lớn mà nhân loại chưa một lần phải đối mặt.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 khác về cơ bản các cuộc khủng hoảng đã từng xảy ra trong lịch sử xét trên ba phương diện chủ yếu.

Thay đổi về nguyên tắc

Thứ nhất, về kinh tế, đây là sự tan rã của kết cấu kinh tế quốc gia hay kết cấu dựa trên nền đại công nghiệp cơ khí để hình thành kết cấu kinh tế toàn cầu hay kết cấu dựa trên sự kết nối của tri thức và công nghệ mới, trước hết là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Các yếu tố chủ yếu cấu thành kết cấu thứ nhất là các ngành công nghiệp như chế tạo máy, chế tạo ôtô, sắt, thép..., cấu thành kết cấu thứ hai chủ yếu là các ngành như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, các ngành dịch vụ như du lịch, giáo dục, nông nghiệp... Nói tóm lại là tất cả các ngành dựa trên sự kết nối của tri thức con người. Trên phương diện này mà loại kết cấu thứ nhất được gọi là kết cấu “cứng” còn kết cấu thứ hai là kết cấu “mềm”.

Như vậy, những năm đầu thế kỷ được đánh dấu bởi bước chuyển mang tính bước ngoặt: Vai trò quyết định tăng trưởng của kết cấu “cứng” dựa trên công nghiệp và kỹ thuật ở các quốc gia riêng lẻ đã phải nhường chỗ cho kết cấu “mềm” dựa trên sự kết nối tri thức và công nghệ mới trên phạm vi toàn cầu.

Thứ hai, về phương diện chính sách, khủng hoảng tài chính xác nhận sự thất bại của các chính phủ theo đuổi chính sách đơn cực mang tính quốc gia. Mặt khác, nó khẳng định sự hình thành xu hướng không thể đảo ngược được của hội nhập không chỉ về kinh tế mà còn là ý thức, tư tưởng, luật pháp giữa các chế độ chính trị khác nhau để hình thành hệ thống chính sách và thể chế toàn cầu như là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của thời đại hiện nay.

Thứ ba, về tầm vóc và mức độ ảnh hưởng. Có thể nói đây là cuộc khủng hoảng hàng thế kỷ mới có một lần, mức độ ảnh hưởng của nó là mang tính đảo lộn hay thay đổi về nguyên tắc cả về kinh tế, chính trị và văn hoá.

Những điều nói trên chung quy là sự phát triển của nền kinh tế hay khoản lợi nhuận khổng lồ mà DN sẽ có được xoay quanh cái trục chính là tạo lập kết cấu kinh tế mềm (cùng đồng thời cấu trúc tổ chức kinh doanh của DN) mà cơ sở tồn tại của nó là sự kết nối tri thức và công nghệ mới.

Việc tạo lập kết cấu phát triển “mềm” trước hết là sự phát triển của các ngành như: du lịch, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin, nông nghiệp, bảo vệ môi trường... Nói tóm lại là tất cả các ngành liên quan đến con người và kết nối tri thức của con người. Cần phải coi cuộc cải cách y tế và cuộc cách mạng về năng lượng sạch nhiều tranh cãi của Hoa Kỳ như là nội dung không thể khác của quá trình tái thiết kết cấu “mềm”. Thực tế chứng minh rằng, đầu tư vào các ngành nói trên đã và đang đạt được hiệu quả rất cao. Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ... đã thu được những khoản tiền khổng lồ từ ngành công nghệ thông tin, phát triển du lịch, vui chơi giải trí. Sòng bạc ở Las Vegas (Hoa Kỳ) đã thu được khoản lợi nhuận lớn hơn cả ngành chế tạo ôtô của nước này. Điều này hàm ý rằng, đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực của kết cấu kinh tế “mềm” đã và đang có vai trò quyết định đối với rút ngắn quá trình phát triển cả trong ngắn và dài hạn. Trong điều kiện của VN, chúng ta cần tận dụng tốt cơ hội ngàn vàng bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực sau đây. 

Đánh giá lại cơ hội

Phát triển du lịch và vui chơi giải trí

VN là quốc gia có khoảng 86 triệu dân với nhiều tiềm năng về phát triển du lịch. Bạn cần nhớ rằng, ngành du lịch nước nhà đã phát triển không tương xứng với tiềm năng của nó không chỉ vì cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ thấp mà một trong những nguyên nhân quyết định và thiếu hụt rất lớn các cơ sở vui chơi giải trí. Nếu quả thực bạn có thể đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí hiện đại thì đó là phương cách rất tốt để nâng cao lợi nhuận trong cả trước mắt và tương lai. Hơn thế, bạn còn là một nhà chiến lược vì đã đầu tư vào một trong những ngành có vai trò quyết định tăng trưởng của nền kinh tế.

Giáo dục

Hiện nay có khoảng 6% số gia đình VN chấp nhận gửi con theo học tại các trường danh tiếng ở các nước có chất lượng giáo dục tốt như Anh, Mỹ, Singapore. Xu hướng này ngày một gia tăng cho dù vẫn đang gặp phải trở ngại bởi tâm lý sợ con em khó thích nghi với các điều kiện mới ở nước ngoài. Những điều nói trên hàm ý rằng, nếu bạn đầu tư vào giáo dục với việc xác định rõ ràng dạy gì và dạy như thế nào thông qua hợp tác hay học hỏi các nước có nền giáo dục tiên tiến chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận cao, hơn thế bạn đã chứng tỏ mình là nhà đầu tư có tầm chiến lược. Bởi lẽ rằng, giáo dục hiện nay đã và đang trở thành ngành công nghiệp có vai trò quyết định tăng trưởng.

Xây dựng các bệnh viện có chất lượng cao

Ngành y tế là một trong những ngành có vai trò quyết định tăng trưởng. Tuy nhiên, cũng giống như giáo dục, ngành này ở nước ta còn lâu mới đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh. Thực tế này giải thích vì sao số người VN chuyển sang khám chữa bệnh ở nước ngoài không chỉ là bệnh nan y mà ngay cả bệnh thông thường ngày càng tăng. Những thực tế nêu trên chứng tỏ rằng, đầu tư xây dựng các bệnh viện có chất lượng cao chắc chắn là lĩnh vực sẽ gặt hái được thành quả.

Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin và bảo vệ môi trường

Bạn hãy nhớ rằng, một trong các lý do làm tan rã kết cấu kinh tế “cứng” ở các quốc gia chính là vì kết cấu này tạo nên tăng trưởng đi liền với việc hủy hoại môi trường sinh thái. Đây là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Không phải ngẫu nhiên Trung Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm 40% khí thải ô nhiễm, các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tạo nguồn năng lượng sạch. Bạn đừng coi là ngẫu nhiên khi các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra nước như là nguồn gốc của sự sống ở bên ngoài trái đất... Nói tóm lại, bạn có thể xem xét lại các Cty tư nhân trong và ngoài nước thành đạt trong lĩnh vực này thì sẽ nhận ra rằng, đầu tư cho các lĩnh vực trên chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao trong cả ngắn và dài hạn.

Thị trường chứng khoán

Năm mới, tạm thời không nói chuyện về rủi ro chính sách nước nhà mà chỉ xin lưu ý là sự hội nhập về thể chế và chính sách giữa các quốc gia trên toàn thế giới đang trở thành đặc trưng của xã hội hiện nay. Điều này cố nhiên sẽ có tác động lớn đến sự ổn định chính sách và ban hành các chính sách phù hợp hơn của VN. Hiện nay, giá cổ phiếu có thể nói là rất hấp dẫn. Trong bối cảnh kinh tế thế giới sẽ phục hồi nhanh hơn dự báo. Và điều quan trọng là, dù không muốn thì Chính phủ VN cũng sẽ phải từng bước thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ vào năm 2010. Thành thử với việc vượt qua các trở ngại về chính sách, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, vốn nước ngoài cam kết tài trợ cho VN có thể lớn hơn 10 tỷ USD cũng như các khoản đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán của nước ngoài gia tăng... thị trường chúng khoán VN hứa hẹn khả năng bùng nổ vào 2010. Có thể đủ tin rằng chỉ số VN - Index sẽ đạt mức thấp nhất là 800 vào năm 2010. Vì vậy đầu tư vào thị trường chứng khoán chắc chắn là kênh đầu tư vô cùng hấp dẫn.

Nông nghiệp nông thôn

Trước hết xin lưu ý rằng, hiệu quả của đầu tư vào nông nghiệp không phải vì nước ta có lợi thế về phát triển nông nghiệp mà là sự thay đổi của thế giới hiện đại đã làm thay đổi vị trí của ngành này. Thời đại mà chúng ta đang sống đòi hỏi ngành nông nghiệp phải cung ứng các sản phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn và dễ hấp thụ. Điều này hàm ý rằng, việc ứng dụng công nghệ mới mà trước hết là công nghệ sinh học trong nông nghiệp sẽ có vai trò quyết định đối với phát triển của ngành nông nghiệp.

Cố nhiên trong thời gian trước mắt có thể tận dụng tốt các lợi thế của nông nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm hiện có để có thể đạt được lợi nhuận do xu hướng tăng mạnh giá sản phẩm nông nghiệp trong thời gian tới. Chẳng hạn, nhiều nước sẽ phải chấp nhận mua gạo phẩm cấp như hiện nay với giá 1.000 USD/tấn trong tương lai không xa. Tuy nhiên, cần chú ý là nền nông nghiệp của tương lai chủ yếu phải dựa vào chất lượng chứ không phải số lượng. 

Lời kết

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã phơi bày một sự thật là thế giới hiện nay không thể vận hành bằng các nguyên tắc cũ. Những thay đổi mang tính đảo lộn này đã làm thay đổi về cơ bản các định hướng đầu tư. Là một nhà DN của tương lai bạn nên nghĩ đến đầu tư cho tạo nguồn năng lượng sạch. Cũng tương tự như vậy bạn không nên quá đam mê đầu tư cho bất động sản theo nguyên lý đất chật người đông giá bất động sản sẽ tăng lên. Không có gì sai lầm hơn thế. Một khi khoảng chật chội của chính sách được cải thiện thì bạn sẽ nhận ra sai lầm của mình. Cái lý lẽ hiển nhiên là các lợi thế về đất đai và tài nguyên nhất thiết phải giảm mạnh trong nền kinh tế tri thức. Toàn bộ đầu tư hiệu quả của bạn nhất thiết phải xoay quanh cái trục kết nối tri thức con người và kết nối công nghệ mới. Nếu gặp khó khăn trong đầu tư vào công nghệ thông tin, xây dựng trường học, bệnh viện, thì hãy nghĩ đến việc lập các đại lý bán lẻ vì bạn nhớ rằng lĩnh vực dịch vụ này là một trong những ngành quyết định sự tăng trưởng. Tóm lại, thế giới thay đổi mang tính bước ngoặt đã tạo cho bạn rất nhiều cơ hội đầu tư. Bạn có thể đầu tư vào lĩnh vực nào cũng được miễn là trừ các ngành của kết cấu kinh tế cứng, bởi lẽ đó là những ngành khó phát triển.

TSLê Duy Hiếu - Viện kinh  tế  Việt Nam

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đi tìm nguyên nhân thực của căng thẳng tỷ giá
  • Linh hoạt cơ chế lãi suất
  • Tại sao “tiền nóng” lại yêu thích Trung Quốc?
  • Sự lựa chọn giữa đầu tư và tiêu dùng
  • Những dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế châu Âu đang chậm lại
  • Rogoff: Khủng hoảng của Trung Quốc sẽ châm ngòi cho suy thoái khu vực
  • Trung Quốc có khả năng sẽ không mua vàng của IMF
  • Mua và nắm giữ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!