Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sửa đổi luật lệ trong hệ thống tài chính cần có sự kết hợp trên phạm vi toàn cầu

Một nhà hoạch định chính sách hàng đầu của FED cho biết, một sự sửa đổi trong hệ thống tài chính cần được thực hiện trên phạm vi toàn cầu nhằm ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong gần 70 năm.
 
 
Tại hội nghị kỷ niệm thứ 50 của ngân hàng dự trữ Úc ông William Dudley- Chủ tịch của ngân hàng cho hay “Mặc dù cuộc khủng hoảng tồi tệ gần như đã đi qua, công việc của chúng ta vẫn chưa kết thúc. Điều vô cùng quan trọng là đảm bảo công việc này vẫn cứ tiếp diễn và sẽ được kết hợp trên phạm vi quốc tế. Sự khác nhau trong quan điểm từ các quốc gia và các vùng sẽ không làm trệch hướng cộng đồng quốc tế khỏi mong ước quan trọng hơn là hành động kết hợp sẽ đảm bảo cho một hệ thống tài chính tráng kiện và khả năng hồi phục cao".

Theo ông, các nhà điều luật cần xem xét toàn bộ hệ thống và các tiêu chuẩn phải hài hòa giữa các vùng khác nhau. Ông cho biết “Không có sự hài hòa, sẽ chắc chắn có một cuộc đua tới đáy và sự lợi dụng kẽ hở pháp luật sẽ được khuyến khích hơn là ngăn chặn".

Sự lợi dụng kẽ hở pháp luật ám chỉ một hoàn cảnh trong đó các công ty có thể tìm kiếm các địa điểm cho các hoạt động hay các trụ sở của họ dựa trên các tiêu chuẩn luật lệ ít bị hạn chế nhất. Các tiêu chuẩn vốn toàn cầu nên chú trọng hơn vào các tài sản thông thường và thiết lập một giới hạn lực đẩy tổng thể.

Vấn đề trung tâm của cuộc cải tổ luật này là nghi vấn về những gì sẽ được thực hiện cho các công ty lớn đến nỗi sự sụp đổ “lộn xộn” của họ có thể khiến nền kinh tế toàn cầu trở nên bất ổn, giống như sự sụp đổ của Lehman Brothers trong tháng 9/2008. Theo ông Dudley rất quan trọng để đảm bảo rằng không công ty nào “quá lớn để thất bại” và nhấn mạnh tầm quan trọng của một cơ chế giải quyết cho phép một định chế đang lâm nạn được giải tỏa theo một cách có trật tự. Điều này sẽ không chỉ cần đến luật lệ trong nước mà còn cần có sự hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề luật pháp liên quan tới việc giải tỏa một công ty toàn cầu chính yếu.

Trong bài diễn văn về tình trạng của hệ thống tài chính Mỹ, ông Dudley cho hay “nó đã trong một tình trạng tốt hơn nhiều” so với cách đây một năm. Các thị trường vốn Mỹ ngoại trừ một số thị trường chứng khoán phần lớn đã hoạt động bình thường. Tuy nhiên, các ngân hàng Mỹ nhỏ hơn có thể vẫn chịu áp lực bởi các mức thua lỗ từ các khoản cho vay trong thời gian sắp tới. “Nói cách khác, điều này có nghĩa là sự sẵn có của tín dụng đối với các hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ sẽ vẫn bị hạn chế”- ông Dudley cho biết.

(Theo Bùi Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cơ hội chưa một lần có thách thức chưa từng đối mặt
  • Đi tìm nguyên nhân thực của căng thẳng tỷ giá
  • Linh hoạt cơ chế lãi suất
  • Tại sao “tiền nóng” lại yêu thích Trung Quốc?
  • Sự lựa chọn giữa đầu tư và tiêu dùng
  • Những dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế châu Âu đang chậm lại
  • Rogoff: Khủng hoảng của Trung Quốc sẽ châm ngòi cho suy thoái khu vực
  • Trung Quốc có khả năng sẽ không mua vàng của IMF
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!