Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiết kiệm online chật vật vì lãi suất 'chui'

Dịch vụ tiết kiệm vốn rất tiện lợi cho người gửi tiền nhưng giờ đây đang lay lắt sống vì không thể cạnh tranh với lãi suất vượt trần rất hấp dẫn tại quầy.

Chị Thanh Nga ở Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), một khách hàng quen thuộc của dịch vụ tiết kiệm điện tử cho biết, trước đây, ưu tiên số một của chị này là gửi tiết kiệm qua Internet. Nguyên nhân là thao tác đơn giản, tính bảo mật cao, không phải đến trực tiếp điểm giao dịch, số dư tiền gửi lại thấp, chỉ dạo động 500.000 đồng đến 1 triệu đồng nên khá thích hợp với những người muốn tích tiền từ đồng lương được trả qua chuyển khoản.

Tuy nhiên, từ khi có trong tay hơn 100 triệu đồng, được một số nhân viên ngân hàng mời chào với lãi suất cao hơn so với mức trần 14% cho kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, chị "quên" luôn tiết kiệm online. "Tôi đem gửi ngân hàng gần nhà ăn lãi suất 15,5% một năm, một tháng một, tính ra lãi nhiều hơn trước đây", chị nói.

"Trước đây, lãi tiết kiệm thường cao hơn do nhà băng không mất nhiều các khoản phí phát sinh khi giao dịch trực tiếp. Nhưng bây giờ thấp hơn lãi suất thường cả 5-6% cho các khoản gửi từ trên 100 triệu đến cả tỷ đồng, ít khách gửi hẳn", nhân viên giao dịch một ngân hàng thương mại cổ phần trên phố Nguyễn Cơ Thạch (Hà Nội) có triển khai chương trình tiết kiệm cho biết.

Theo chị, với sổ tiết kiệm giấy, một số ngân hàng có thể "lách" bằng cách nới lãi suất lên cao hơn 14%, không tính toán trên sổ sách mà cộng trực tiếp cho khách hàng bằng thủ thuật nào đó. Song ở tiết kiệm online, mọi giao dịch, tính toán đều thực hiện trên hệ thống máy tính, nên không dễ để có thể "bơm" thêm tiền lãi cho khách gửi tiền.

Một số nhà băng có chương trình gửi tiết kiệm qua mạng Internet thời gian này cũng thừa nhận, lượng khách sử dụng dịch vụ không còn hào hứng như lúc đầu. Số khách "ruột" gần như vẫn cố định, song khách hàng mới phát triển khá chậm.

Chị Thu, nhân viên một ngân hàng trên phố Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) nhận định, tiết kiệm thông qua Internet chỉ được các khách hàng có số lượng tiền ít ưa chuộng. Ngoài ra, những người bận rộn và ngại ra ngân hàng gửi nếu có số dư tiền gửi thấp cũng là đối tượng của loại hình huy động này. Nhưng từ nhiều tháng trở lại đây, với số tiền từ khoảng 50 triệu đồng trở lên, tại một số nơi đã được thỏa thuận lãi suất cao hơn trần, do đó, không mấy người thích giao dịch qua máy tính, chị kể.

Theo các ngân hàng, tỷ lệ khách hàng sử dụng tiết kiệm so với tiết kiệm thường hiện nay chưa thực sự như kỳ vọng dù vẫn gia tăng và có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Thống kê của Tien Phong Bank cho thấy, tiền gửi tiết kiệm hiện chiếm khoảng 5-7% trên tổng số lượng huy động, trong khi đó, của Techcombank là 3% với khoảng 100.000 tài khoản.

Dao động từ 13,8 đến 14% một năm, có thể thấy lãi suất điện tử kém hấp dẫn hơn nhiều so với mức 17-20% gửi kiểu truyền thống tại một số ngân hàng khác. Ngay cả khi tại một số đơn vị, lãi suất tiết kiệm qua Internet được đẩy lên cao hơn 0,05-0,25% một năm so với niêm yết, khách hàng vẫn kém hào hứng hơn xưa.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Việt Anh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong nói, khách hàng sử dụng tiết kiệm điện tử chủ yếu là cán bộ, công chức được trả lương qua tài khoản, số tiền không lớn nên lượng sổ điện tử duy trì ổn định. Dù vậy, Phó giám đốc Tiên Phong Bank nhận định, việc nhiều đơn vị "đi đêm" lãi suất VND cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển của hình thức tiết kiệm vốn được xây dựng trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin tốt, thị trường minh bạch.

Chuyên gia này cũng thẳng thắn chia sẻ, thời gian vừa qua, giữa tiết kiệm truyền thống và tiết kiệm hoàn toàn không có sự cạnh tranh tương xứng. Chính việc huy động vốn không lành mạnh của một số ngân hàng khiến cho những khách hàng có khoản tiền lớn không mặn mà với hình thức công nghệ cao là tiết kiệm điện tử, ông bày tỏ.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Khối Dịch vụ Ngân hàng và Tài chính cá nhân của Techcombank thì khẳng định, ngay cả khi bị cạnh tranh bởi lãi suất huy động lách trần của một số nhà băng, tiết kiệm chắc chắn vẫn có đủ sức sống và thậm chí trong tương lai có cơ hội phát triển.

Theo bà Dung, loại hình huy động này luôn có đối tượng khách hàng cố định là những người bận rộn. Mặt khác, sử dụng dịch vụ, khách hàng được phục vụ rất nhanh chóng, tiện lợi, không tốn thời gian đến phòng giao dịch hay chờ đợi đồng thời an toàn với thiết bị bảo mật. Số dư trong tài khoản yêu cầu nhỏ nên khá phù hợp với những người có thu nhập trung bình, được trả lương qua tài khoản.

Đồng quan điểm, một lãnh đạo của ngân hàng có triển khai gói tiết kiệm điện tử cho hay, quy mô thị trường người sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ tăng trưởng theo số lượng người sử dụng Internet. Hiện giờ ở Việt Nam, con số này không ngừng gia tăng chứng tỏ trong thời gian tới, khách hàng sẽ càng hào hứng hơn với công nghệ ngân hàng.

"Khi văn hóa thanh toán phi tiền mặt xuất hiện tại Việt Nam, tiết kiệm điện tử gần như là xu thế tất yếu", chuyên gia này bày tỏ. Theo ông, bài toán các ngân hàng phải giải quyết ở thời điểm này là liên kết hệ thống, đẩy mạnh mở rộng hệ thống khách hàng và cơ sở hạ tầng công nghệ.

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(Vnexpress)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lãi suất… chờ hạ?
  • Lãi suất bao giờ hết “vượt trần”?
  • Chờ lãi suất giảm
  • Lãi suất sẽ giảm
  • Lạm phát từ góc nhìn cung tiền
  • Lãi vay giảm có... trọng điểm
  • Cần lành mạnh hoá và tuân thủ quy luật thị trường
  • Cứ khó khăn lại xin... giải cứu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!