Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổ chức tín dụng nên được đối xử như doanh nghiệp

 Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) mặc dù đã được chỉnh sửa, bổ sung đến lần thứ 8, nhưng xem ra vẫn chưa làm các TCTD hài lòng.
 


Tất cả nghiệp vụ ngân hàng cần phải thể chế hoá vào luật - Ảnh: Hoài Nam

 

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Pháp chế Ngân hàng TMCP Bảo Việt cho rằng, hoạt động ngân hàng là hoạt động khá đặc thù, tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế và đời sống người dân, nên cần thiết phải cụ thể, chi tiết những nội dung cấm hoạt động hoặc hạn chế hoạt động ngay trong luật.

“Chúng tôi muốn Luật Các TCTD phải xây dựng như Luật Doanh nghiệp, tức là liệt kê đầy đủ, cụ thể các lĩnh vực, nghiệp vụ cấm hoặc hạn chế kinh doanh, còn lại các TCTD cũng như doanh nghiệp (DN) được kinh doanh tất cả những lĩnh vực, thực hiện tất cả những nghiệp vụ mà Luật không cấm”, ông Đức nói.

Theo Điều 88 của Dự án Luật Các TCTD thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định cụ thể phạm vi, loại hình hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của TCTD trong giấy phép cấp cho từng TCTD, nhưng theo ông Trương Đình Song (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), quy định này vẫn không khắc phục được hạn chế là mỗi khi TCTD và DN thực hiện một nghiệp vụ mới đều phải xin cấp giấy phép như hiện nay.

Theo ông Song, hiện ngành ngân hàng có 86 loại giấy phép con do NHNN và các chi nhánh cấp cho các TCTD. “Tất cả nghiệp vụ ngân hàng cần phải thể chế hoá vào luật theo hướng quy định cụ thể các điều kiện để thực hiện nghiệp vụ, TCTD đủ điều kiện thì thực hiện, NHNN thực hiện hậu kiểm, nếu đơn vị nào không đủ điểu kiện mà thực hiện sẽ dựa vào các chế tài để xử lý, chứ không nhất thiết cái gì cũng cần phải cấp phép, trừ những nghiệp vụ nhạy cảm, chưa phổ biến, chưa thể thực hiện hậu kiểm được”, ông Song đề xuất.

Trong khi đó, quy định “TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng” hiện được hiểu theo những cách khác nhau. “Có ngân hàng hiểu rằng, luật chỉ hạn chế cấp tín dụng cho người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng đối với ngân hàng hàng mình, nhưng có ngân hàng lại hiểu việc cấm này áp dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng”, đại diện một TCTD cho biết.

Cuối năm 2008, nhiều ngân hàng thông báo sẽ thu phí giao dịch đối với khách hàng sử dụng dụng máy ATM vì cho rằng, việc thu phí dịch vụ này là bình thường, các ngân hàng trên thế giới đều thực hiện. Nhưng cuối cùng, việc thu phí sử dụng máy ATM đã phải tạm dừng chỉ bằng một công văn của NHNN.

“TCTD cũng là DN, nên phải được đối xử như DN. Việc TCTD thu phí nghiệp vụ nào, thu bao nhiêu là quyền tự quyết của TCTD, cơ quan quản lý nhà nước không nên quản lý hành chính bằng các văn bản dưới luật như việc cấm thu phí ATM”, đại diện Ngân hàng TMCP Ngoại thương phát biểu và tỏ ra lo ngại rằng, với Dự án Luật các TCTD đang được NHNN xây dựng, tình trạng can thiệp quá sâu vào hoạt động của TCTD vẫn có đất để tồn tại.

“Luật Các TCTD có thể đưa bao nhiêu nghiệp vụ cấm các TCTD thực hiện cũng được, nhưng phải rõ ràng và phải tuân theo nguyên tắc như Luật DN, tức là cái gì không cấm, cái gì không hạn chế, thì TCTD được quyền thực hiện nếu đáp ứng đủ điều kiện, chứ không thể đưa ra các quy định cấm chỉ bằng công văn của cơ quan quản lý nhà nước”, vị đại diện này phát biểu.

Nhằm huy động vốn phục vụ các dự án đầu tư, Công ty cổ phần Vinaland đã huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở. Nhưng cuối cùng, Vinaland buộc phải ngừng phát hành loại chứng chỉ này, do Luật Các TCTD hiện hành không quy định rõ chứng chỉ quỹ tiết kiệm nhà ở là loại giấy tờ có giá hay không.

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Viết Ngoạn, cần làm rõ, DN thực hiện nghiệp vụ gì được coi là hoạt động ngân hàng để đưa vào điều chỉnh của Luật Các TCTD. Cố gắng liệt kê hết những nghiệp vụ ngân hàng do một tổ chức không phải là TCTD thực hiện để đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật các TCTD, nhằm tránh trường hợp DN tiến hành một hoạt động mới không biết phải thực hiện theo luật nào, như việc tổ chức sàn giao dịch vàng hiện không biết thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự, hay Luật Các TCTD.

 

(Theo Mạnh Bôn // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Phát triển thị trường tài chính TPHCM - Để tái tạo hình ảnh “Hòn ngọc Viễn Đông”
  • Cơ hội phát triển dành cho các ngân hàng đầu tư ở những thị trường mới nổi
  • Ngân hàng chật vật “hành trình 3.000 tỷ”
  • Không lo ngại nợ xấu
  • Chính sách kích cầu nhìn từ thị trường nội địa
  • Bốn đặc điểm của FDI trong bốn tháng đầu năm
  • Giải pháp thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2009 - 2010
  • Dư nợ tín dụng tăng mạnh: Nên mừng hay lo?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!