Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trả nợ của VINASHIN: Hai tình huống trái chiều

Chính phủ vừa quyết định trích 300 triệu USD từ nguồn trái phiếu quốc tế giúp VINASHIN trả nợ. Cùng thời điểm, một số công ty mang thương hiệu VINASHIN tại Hải Phòng đề nghị được “trả” lại thương hiệu này do “bị ngân hàng từ chối vay vốn”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 15/9, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến chỉ đạo của phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng về việc sử dụng một phần nguồn trái phiếu quốc tế năm 2010 (300 triệu USD) để Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) có nguồn trả nợ cho ngân hàng Natixis (CH Pháp).

Đây là khoản VINASHIN vay thương mại, nhưng vì sao bị đòi nợ thì Chính phủ lại phải “gánh” nợ thay cho doanh nghiệp?

Tổng số nợ của Tập đoàn này, với số công ty thành viên lên tới gần 200 công ty “con” mang thương hiệu VINASHIN trước khi chia tách, là 86.000 tỷ đồng. 

Một sự kiện khác trong cùng thời điểm trên: tại cuộc họp mới đây, một số công ty mang thương hiệu VINASHIN tại Hải Phòng cũng đề nghị được “trả” lại thương hiệu này do “bị ngân hàng từ chối vay vốn” và vì “không nhận được khoản vốn góp bằng tiền nào từ VINASHIN ngoài mỗi cái thương hiệu”.

Một quan chức có thẩm quyền đã có câu trả lời: việc thay đổi tên doanh nghiệp không đơn giản, đã đăng ký “kết hôn” thì cũng phải làm thủ tục “ly hôn” hợp pháp.

Xem ra, việc một số doanh nghiệp muốn trả gánh nặng “hình ảnh VINASHIN” cũng không đơn giản vì họ chỉ muốn trả cái “nợ danh” còn cái “ nợ lợi” các ngân hàng trước đây, nhờ có thương hiệu VINASHIN bảo lãnh, họ mới được thụ hưởng và còn đang nắm giữ thì …chưa biết có “trả” được hay không.

Nợ “ngầm” – hậu họa nếu có sự tùy tiện

Theo Luật, phần lớn các khoản vay nợ của VINASHIN thời gian qua không thuộc nợ công mà được các chuyên gia kinh tế gọi là nợ “ngầm” – sự vay nợ được người đi vay và bên cho vay có căn cứ xác đáng để “ngầm hiểu” là khoản vay có lực đỡ hoặc dựa trên tín chấp của Chính phủ quốc gia mà doanh nghiệp đó mang quốc tịch.

Giao dịch với VINASHIN vay thì ai cũng “ngầm hiểu” là đây là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn do Chính phủ quyết định hành lập.

“Nợ của VINASHIN, Chính phủ không công khai bảo lãnh, kết quả không được phản ánh trong nợ công của Chính phủ nhưng thực tế các khoản nợ và trái phiếu này vay qua ngân hàng, VINASHIN đổ nợ thì Chính phủ phải lo. Cho nên thông điệp tôi muốn nhấn mạnh ở đây là các khoản nợ ngầm là nguy cơ” - ông Benedict, đại diện thường trú cao cấp Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam, khuyến nghị trong Hội thảo: “Nợ công: Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” do Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội tổ chức ngày 15/9 tại Hà Nội.

Theo ông, khi giám sát về nợ công, Quốc hội còn phải tính tới những khoản Chính phủ không công khai bảo lãnh. 

Minh họa

Không chỉ trong họat động tín dụng quốc tế, nợ “ngầm” cũng đã và vẫn còn đang sót lại ở trong quan hệ tín dụng nội địa.

Những "công trình kinh lý"

Đã có một thời chưa xa, trước khi có Luật ngân sách, nhiều công trình; dự án được gọi với các tên “công trình kinh lý” – đó là những công trình; dự án được hình thành và quyết định trong một thời đỉểm tức thời khi một địa phương nào đó được vinh dự đón một cán bộ lãnh đạo cao cấp về thăm.

Chỉ cần một biểu hiện đồng tình hay thậm chí không phản đối của “cụ” là cả bộ máy ban quản lý dự án (đã dựng sẵn) và hệ thống cơ quan công quyền chạy “rào rào”. Ngân hàng đầu tư; thương mại sẵn sàng vào cuộc ký kết, tháo khoán các đợt tạm ứng vốn của bên thi công khi đã được chủ đầu tư đóng dấu.

Hậu quả, có lẽ, những doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng giao thông; thủy lợi; khu công nghiệp và xây lắp điện là những “chủ - con” nợ đến nay vẫn còn phải “ngậm bồ hòn”. Trong hoàn cảnh máy móc phải có doanh thu để ít nhất có khấu hao, công nhân cần thu nhập tối thiểu…nên có khi phải thi công cả những công trình ở huyện mà đến Chủ tịch tỉnh có khi cũng không biết. Vì họ được các anh lãnh đạo bảo: “Cụ” đã hứa khi đi thăm huyện ta (tôi) ngày…tháng… năm 199…

Tất cả các chủ “nhà băng” địa phương, khi cho vay, cũng tin vào lực đỡ của “cụ” và tín chấp của chính quyền địa phương. Kết quả là đến cuối thập niên 90 của Thế kỷ trước khoản nợ khó đòi này của hệ thống ngân hàng là “không thể thống kê được”, nhiều đơn vị thi công vỡ nợ nhưng dự án; công trình vẫn dở dang nên không hiệu quả.

Hiện nay, những “công trình kinh lý” đã giảm nhiều nhưng những dự án thuộc các “Chương trình mục tiêu”, được phân bổ cho nhiều đầu mối, cũng vẫn còn là dư địa cho những khoản nợ “ngầm” có cơ hội nẩy nở vì trên lãnh địa ấy tồn tại cơ chế xin – cho.

“Tảng băng nổi thì xử lý khá tốt. Tuy nhiên, còn có những tảng băng chìm, đặc biệt quản lý nợ công không phải lúc nào cũng minh bạch. Nhất là đối với Việt Nam, hệ thống dữ liệu không đầy đủ, không có dự báo cho những vấn đề phát sinh nên cần phải chú ý nhiều hơn đến những tảng băng chìm. Trong đó có cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng và kể cả nợ của khu vực tư có ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng”- đó là lời cảnh báo của đại diện IMF, ông Benedict, với chính phủ Việt Nam trong định hướng quản lý nợ công .

(Theo Bee)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đầu tư vào vàng có phải lựa chọn khôn ngoan?
  • Xếp hạng tín dụng tăng – “con dao hai lưỡi” với Trung Quốc
  • Thực trạng cung cầu ngoại tệ
  • Lãi cao – rủi ro cao với kinh doanh tiền tệ
  • Tìm cách chia đều ‘miếng bánh ngân sách’
  • Nâng cao chất lượng đầu tư công
  • Vì sao cả thế giới phải “liếc” giá nhà Mỹ?
  • Tìm trú ẩn ở USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!