Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm cách chia đều ‘miếng bánh ngân sách’

So với vốn đầu tư năm 2010, dự kiến, vốn đầu tư từ ngân sách của Tây Nguyên năm 2011 ước tăng 37,5%. Ảnh: Hà Thanh
Mặc dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư cố gắng phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 một cách công bằng nhất, song đại diện nhiều địa phương vẫn chưa hết thắc mắc.
 
Theo Dự thảo Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện, tổng vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách được chia đều cho khoảng 1.540 điểm. Số điểm (tương ứng với số tiền đầu tư) mà mỗi địa phương nhận được dựa vào các tiêu chí gồm: dân số, trình độ phát triển, diện tích, số đơn vị hành chính cấp huyện và các tiêu chí bổ sung như thành phố đặc biệt (Hà Nội và TP.HCM); thành phố trực thuộc trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ); tiêu chí các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm...

Cụ thể, địa phương có dân số dưới 700.000 người được 10 điểm, từ 700.000 trở lên cứ tăng thêm 100.000 người được thêm 1 điểm, cứ có 100.000 người dân tộc thiểu số lại thêm 1 điểm nữa. Địa phương có số thu nội địa không tính tiền sử dụng đất, dầu thô và số thu từ xuất nhập khẩu dưới 300 tỷ đồng được tính 1 điểm; từ 300 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng, thì cứ thêm 100 tỷ đồng được tính 1 điểm; từ 500 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng, thì cứ thêm 100 tỷ đồng lại thêm được 1,2 điểm nữa...

Riêng với tiêu chí bổ sung, Hà Nội và TP.HCM mỗi tỉnh được “tặng” thêm 100 điểm; Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ được 50 điểm; các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm, trung tâm phát triển và tiểu vùng được cộng thêm 5 điểm, 6 điểm hoặc 10 điểm.

Với cách chia điểm theo tiêu chí nêu trên, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh là bảo đảm tương quan hợp lý giữa phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, địa phương có số thu lớn, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các khu vực; bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước…

“Với cách phân chia này, mức vốn đầu tư phát triển trong năm 2011 không thấp hơn so với năm 2010. Cụ thể, so với vốn đầu tư năm 2010, năm 2011, vốn đầu tư từ ngân sách của cả nước tăng bình quân 15%. Trong đó, vùng núi phía Bắc tăng 35,4%; Đồng bằng sông Hồng tăng 1,6%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng 33,4%; Tây Nguyên tăng 37,5%; Đông Nam Bộ tăng 11,3% và Đồng bằng sông Cửu Long tăng 27,4%”, ông Sinh cho biết.

Là một trong những địa phương được “hưởng lợi” nhiều nhất từ cách tính điểm nêu trên, song ông Dương Anh Điền, Phó bí thư Thành ủy Hải Phòng vẫn cho rằng, việc không tính số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là chưa thoả đáng, bởi điều này sẽ gây “thiệt thòi” cho địa phương có thế mạnh về hoạt động xuất nhập khẩu. “Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là nguồn thu vô cùng quan trọng của nhiều địa phương có cảng biển, cửa khẩu quốc tế. Riêng TP. Hải Phòng, năm 2010, số thu từ xuất nhập khẩu lên tới 27.000 tỷ đồng, trong đó 30% là do doanh nghiệp địa phương đóng góp, nếu không tính số thu này vào tiêu chí, thì sẽ thiệt cho địa phương”, ông Điền phát biểu.

Hiện các doanh nghiệp được quyền lựa chọn cảng biển, cửa khẩu nào thuận tiện nhất để thực hiện xuất nhập khẩu. Vì vậy, theo ông Điền, các địa phương không chỉ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, mà còn phải sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu qua địa phương mình.

(Theo Mạnh Bôn // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nâng cao chất lượng đầu tư công
  • Vì sao cả thế giới phải “liếc” giá nhà Mỹ?
  • Tìm trú ẩn ở USD
  • Giá vàng tăng: Thế giới “đổ lỗi” Việt Nam cho nhập khẩu vàng
  • Dennis Gartman: Cẩn thận với nguy cơ điều chỉnh trên thị trường vàng
  • Hạ lãi suất có vực dậy được kinh tế Nhật Bản?
  • Con thuyền đầu tư và “cơn bão tiền tệ”
  • Quyết định bất ngờ, táo bạo của BOJ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!