Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc "can thiệp" thị trường vàng thế giới thế nào?

Chính phủ Trung Quốc muốn đang dạng hóa kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ của mình một phần sang vàng vì đang lo ngại sự phụ thuộc và những ảnh hưởng xấu khi phụ thuộc khá lớn vào đồng USD.


Vài năm trở lại đây, cả chính phủ và người dân Trung Quốc đầu tư vào vàng ngày càng nhiều. Năm 2010 nhu cầu vàng từ Trung Quốc đã tăng gấp ba lần, lên tới 580 tấn so với mức 206 tấn năm 2001. Hội đồng vàng thế giới nhận định nhu cầu vàng của Trung Quốc có thể tăng tới 40 đến 50% trong năm nay.

Trung Quốc cũng đã trở thành nước sản xuất vàng nhiều nhất thế giới sau khi vượt Nam Phi từ năm 2007, sản lượng vàng sản xuất cũng tăng theo hàng năm cụ thể năm 2010 là 340,88 tấn, tăng 26 tấn so với năm 2010, và tới tháng 1/2011 sản lượng lại tiếp tục tăng 6,73% sơ với năm ngoái.

Lượng vàng tiêu thụ tại Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 40% lượng vàng tiêu thụ toàn cầu. Với xu hướng tiêu thụ cũng như sản xuất ngày càng tăng của Trung Quốc thì có thể trong năm nay Trung Quốc sẽ vượt Ấn Độ về lượng vàng tiêu thụ.



Như vậy, có thể thấy ảnh hưởng của Trung Quốc tới thị trường vàng thế giới là một trong những yếu tố cần quan tâm. Khác với các nước phương Tây và Mỹ thì người dân Trung Quốc thường giao dịch bằng vàng vật chất, giá cả lên xuống theo giá vàng thế giới. Tuy số lượng vàng tiêu thụ và sản xuất vàng đứng hàng đầu thế giới nhưng giá vàng thế giới lại thường phụ thuộc vào việc mua, bán của các quỹ đầu tư vàng ETF của Mỹ (quỹ SPRD có trị giá gần 60 tỷ USD và tương đương tổng lượng vàng nắm giữ là gần 1.230 tấn).

Có lẽ nhận ra những bất cập này, người Trung Quốc đã lập ra quỹ đầu tư vàng ETF của nước này để "can thiệp" và giá vàng thế giới và không để cho quỹ đầu tư ở nước ngoài một mình thao túng giá thế giới. Do vậy, dễ nhận thấy mặc dù gần đây quỹ đầu tư SPRD liên tục bán ra và giảm so với đỉnh điểm dự trữ của quỹ này hơn 100 tấn nhưng giá vàng thế giới vẫn tăng lên không ngừng.

Chỉnh phủ Trung Quốc muốn đang đa dạng hóa kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ của mình một phần sang vàng vì lo ngại sự phụ thuộc và những ảnh hưởng xấu khi phụ thuộc khá lớn vào đồng USD. Trong kho dự trữ khoảng 3.000 tỷ USD của Trung Quốc thì chỉ cần khoảng 10% chuyển sang dự trữ dưới dạng vàng thì đã có tổng trị giá gấp 5 lần quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới là SPRD.

Chính phủ Trung Quốc cũng đang khuyến khích người dân mua và nắm giữ vàng vật chất, cùng với chính sách siết chặt thị trường bất động sản, thì việc đầu tư vào vàng là một kênh ưu thích của người Trung Quốc. Do vậy, giá vàng thế giới tăng là điều mà họ mong muốn.

Một trong những câu hỏi đặt ra, liệu với tình hình giá vàng ngày càng tăng cao, có những rủi ro gì đối với Trung Quốc?

Một điều dễ dàng nhận thấy, giá trị sử dụng của vàng trong công nghiệp khá thấp chiếm khoảng 15% so với nhu cầu vàng. Do vậy, người nắm giữ vàng chủ yếu nhằm mục đích đầu cơ và giữ giá trị, hưởng chênh lệch tăng giá. Một lượng vốn bằng tiền mặt trong xã hội sẽ được tích tụ và lưu trữ dưới dạng vàng vật chất, và lượng vốn này nếu ngày càng nhiều sẽ càng làm cho nguồn vốn dành cho các lĩnh vực khác như sản xuất kinh doanh, chứng khoán, bất động sản ít đi. Vốn đầu tư vào vàng xét tổng thể về xã hội không làm gia tăng thêm giá trị cho xã hội.

Cũng giống như tiền tệ, với tình hình sản xuất vàng ngày càng gia tăng tại các quốc gia trên thế giới thì nguồn cung vàng ngày càng lớn, số lượng vàng tiêu thụ thấp so với lượng sản xuất ra dẫn tới lượng vàng tồn đọng trong xã hội ngày càng nhiều.

Và tới một lúc nào đó, vàng cũng lại đứng trước nguy cơ bong bong không khác gì bong bong bất động sản. Tiền bạc và của cái của người Trung Quốc đang được dự trữ dưới dạng vàng khi mà lương tiền dư thừa của họ chưa biết đầu tư vào đâu hiệu quả hơn, cũng đang tiềm ẩn những rủi ro trong tương lai.

Tác giả: NGUYỄN HỒNG HẢI // Theo VEF

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cạn vốn: “Lớn” khai lỗ, “nhỏ” đình đốn
  • Trung Quốc tăng lãi suất cơ bản: Bài học nào cho Việt Nam?
  • Lỗ hổng lớn trong cho thuê tài chính
  • Doanh nghiệp FDI với những lỗ hổng (Kỳ 1)
  • Lãi vay rủ nhau lên… giời
  • ‘Méo mặt’ vì bó tay với vốn
  • Thẻ tín dụng lao đao vì lãi suất
  • BĐS sinh thái vùng ven: Sức hút ngày càng mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!