Tờ “Forbes” của Mỹ mới đây có đăng một bài nhận định của nhà kinh tế trưởng Michael Pento đến từ Công ty tư vấn toàn cầu, với tiêu đề “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ là một thảm họa”. Nhìn vào thực trạng các doanh nghiệp sản xuất Mỹ đã cắt giảm việc làm trong 10 năm qua, không khó để lý giải tại sao rất nhiều người tại Washington và một số khu vực đều đang kêu gọi phát động một cuộc chiến thương mại và tiền tệ với Trung Quốc.
Các cuộc tranh luận diễn ra ngày càng sôi nổi, Quốc hội Mỹ, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại rất có thể sẽ nhanh chóng buộc phải tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng ngoại tệ. Dự luật mà nghị sỹ Charles Schumer của Đảng Cộng Hòa đến từ bang Nam Carolina và nghị sỹ Đảng Dân Chủ đến từ bang New York đã đề xuất có thể sẽ buộc Bộ Tài chính Mỹ đưa Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng ngoại tệ, đồng thời cho phép Bộ Thương mại đánh thuế phạt các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Hôm 3/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết sẽ hoãn công bố báo cáo chính sách tỷ giá 6 tháng đầu năm mà trước đó đã dự định công bố vào 15/4 tới, do đó mà cũng tạm thời hoãn thời gian “lật ngửa ván bài”.
Vấn đề của các doanh nghiệp sản xuất Mỹ (bao gồm ngành chế tạo, ngành khai thác mỏ và ngành nông nghiệp) vẫn rất nghiêm trọng. Tỷ lệ đóng góp của ngành chế tạo cho GDP Mỹ đã giảm từ 14,5% của năm 2000 xuống còn 11,5% như hiện nay. Tình hình việc làm còn trầm trọng hơn. Ngành chế tạo trong 10 năm qua đã cắt giảm mất 5,7 triệu việc làm, còn số lượng việc làm mà tất cả các nhà máy sản xuất đã cắt giảm cũng lên tới con số kinh ngạc – 6,8 triệu việc làm.
Tuy nhiên, Mỹ không thể chỉ dựa vào việc ép buộc nâng giá đồng Nhân dân tệ hay phá giá đồng USD để giải quyết vấn đề. Lịch sử đã chứng minh, từ năm 2005 đến năm 2008, biện pháp thao túng tỷ giá này đều đã thất bại hoàn toàn.
Năm 2005, Trung Quốc tuyên bố để đồng Nhân dân tệ tăng giá và hủy bỏ chính sách neo tỷ giá đồng Nhân dân tệ theo đồng USD - vốn đã thi hành được 10 năm, thay vào đó là chính sách lấy tỷ giá nhân dân tệ tham khảo giỏ tiền tệ khác. Sau 3 năm, Trung Quốc lại khôi phục chính sách tỷ giá neo đồng Nhân dân tệ theo đồng USD.
Trong 3 năm này, tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với đồng USD tăng từ 0,1208 lên 0,1467, với biên độ tăng trên 20%. Nhưng việc nâng giá đồng Nhân dân tệ ảnh hưởng rất nhỏ tới sự cán cân thương mại Mỹ - Trung. Trên thực tế, năm 2005, Mỹ có thâm hụt thương mại với Trung Quốc là 201,1 tỷ USD, 3 năm sau, con số này tăng 1/3, đạt tới con số 266 tỷ USD. Sự thật là, so sánh với giá trị tiền tệ, chế độ lương, đánh thuế và hệ thống điều lệ của một quốc gia quan trọng hơn rất nhiều.
Theo ông Michael Pento, nói trắng ra là, Trung Quốc đang thao túng tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Mỹ nên làm gì về sự việc này? Cuộc chiến thương mại và tiền tệ đều không phải là cách để giải quyết vấn đề. Cuối cùng thì Mỹ vẫn phải chấp nhận một sự thật: Người Trung Quốc sẽ tự mình quyết định giải quyết thế nào cho vấn đề thặng dư thương mại của mình. Nếu Trung Quốc muốn tiếp tục dùng dự trữ ngoại tệ đầu tư vào thị trường trái phiếu của Mỹ, họ sẽ đưa ra một mức lãi suất thấp hơn rất nhiều cho chúng ta. Nếu họ không muốn bán tháo đồng USD và để đồng Nhân dân tệ tăng giá, có lẽ chúng ta cần phải giảm tiêu dùng hay nâng cao sản xuất. Do Trung Quốc sở hữu một lượng lớn trái phiếu Mỹ, nên Mỹ cũng không thể buộc Trung Quốc phải nhượng bộ.
Điều này cũng gây ra một vấn đề chính sách khác: Bộ Thương mại và Bộ Tài chính Mỹ có thật sự tin rằng, nâng giá đồng NDT sẽ giúp các nhà máy Mỹ phát triển nhanh chóng hay không? Trái với suy nghĩ của nhiều người, nếu Mỹ muốn cạnh tranh hiệu quả hơn với Trung Quốc, cần phải giảm thuế và giảm hệ thống điều lệ. Chẳng hạn như chúng ta nên coi trọng việc chế tạo công nghệ cao, chứ không chỉ gạt bỏ ngành dệt may Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại và tiền tệ Mỹ - Trung sẽ khiến cả hai cùng tổn thất, không những thế, Mỹ sẽ thiệt hại lớn hơn. Đối với Trung Quốc, sự tranh chấp này sẽ chỉ hạ thấp kim ngạch xuất khẩu và giá trị số trái phiếu chính phủ Mỹ mà quốc gia này đang nắm giữ, nhưng tăng giá đồng Nhân dân tệ cũng có thể nâng cao đời sống của người Trung Quốc. Trung Quốc có thể nhập khẩu kim loại và năng lượng với mức giá rẻ hơn.
Cuối cùng, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc sẽ lớn mạnh đến mức có thể tiêu hóa toàn bộ hàng hóa nội địa. Nhưng đối với Mỹ, Bộ Tài chính sẽ buộc phải tìm hàng thay thế của Trung Quốc cho thị trường trái phiếu Mỹ, đồng thời phải chi trả mức lợi tức cao hơn cho số quốc trái khổng lồ của mình. Trung Quốc còn có thể nâng lãi suất để làm giảm các cơ quan kinh doanh quá cân bằng hóa của Mỹ và những cơ quan nhà nước có nợ cao ngất ngưởng. Đối với người tiêu dùng Mỹ, điều này đồng nghĩa sẽ tái xuất hiện tình trạng lạm phát, đặc biệt là xem xét đến sự phụ thuộc nghiêm trọng của Mỹ vào ngành nhập khẩu.
Về những nguyên nhân nói trên, Mỹ cần phải cân nhắc lại việc tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng ngoại tệ. Cho dù chúng ta lựa chọn việc dán mác này vào Trung Quốc cũng phải nhận thức được rằng, chỉ dựa vào cách này sẽ không thể vực dậy các doanh nghiệp sản xuất của Mỹ. Nếu chúng ta thật sự muốn cạnh tranh với Trung Quốc và thúc đẩy ngành xuất khẩu Mỹ, thì phải hoạch định luật pháp để giảm thiểu tối đa những trở ngại của cạnh tranh thương mại tại nội địa. Có thể bắt tay từ hai phương diện dưới đây: Giảm thuế cho các công ty và xóa bỏ “hóa đơn kiểm tra thẻ” để giành tiếng nói lớn hơn cho công đoàn.
(vangquocte)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com