Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

USD sắp lên 23.000 đồng?

Công ty chứng khoán nổi tiếng thế giới Morgan Stanley cho rằng, đồng Việt Nam (VND) đang “vấp phải” nhiều vấn đề và đối mặt với nguy cơ mất giá.

Chiến lược gia tiền tệ châu Á của Morgan Stanley, ông Stewart Newnham nhấn mạnh: “Cán cân thanh toán ngày càng trầm trọng, kinh tế tăng trưởng yếu và thâm hụt thương mại là các yếu tố gây sức ép giảm giá rất lớn đối với VND”.

Số liệu của Bloomberg cho thấy, VND ít thay đổi ở mức 19.498 đồng một USD trong ngày 9/12 sau khi giảm tới 5,2% giá trị trong năm nay. Ông Newnham nhận định, VND giảm giá trị xuống 23.000 VND một USD trong năm 2011 là hoàn toàn có khả năng xảy ra, như vậy thấp hơn 18% so với tỷ giá USD liên ngân hàng ngày 9/12 là 19.498 đồng một USD.

Phản ứng trước thông tin này, tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM, cho biết: nói giá USD thời gian tới sẽ tăng cũng có cơ sở, vì tình hình thế giới đang tìm cách đẩy giá USD lên. Tuy nhiên, thời gian qua, tiền VND cũng đang được đẩy giá lên trong nước, bằng các biện pháp như tăng lãi suất cơ bản, kiềm chế lạm phát, giảm chi tiêu công… Tiền VND trong năm 2011 mạnh hay yếu là do sức sản xuất của Việt Nam, điều này phụ thuộc vào biến động kinh tế trong nước và thế giới năm 2011.

Theo nhận định của tiến sĩ Dương, trong năm 2011, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những khó khăn nhất định, trong đó yếu tố rủi ro chính sách là đáng quan ngại. Điều cơ bản là việc hoạch định chính sách của Việt Nam không mang tính căn cơ trong nhiều năm, mà toàn chạy theo biến động, nhiều trường hợp khi “sự đã rồi” thì mới “ra tay”. Thời điểm cuối năm nay, giá trị tiền VND đang được đánh giá cao, song chưa thể nói trước được qua năm 2011, giá VND có được giữ. Chẳng hạn năm 2008, khi giá VND đang được giữ ổn định thì Chính phủ quyết định “bơm” tiền ra thị trường, khiến giá đồng tiền này nhanh chóng giảm.

“Theo tôi, ở một thời điểm nhất định nào đó, tiền VND có giảm hay tăng thì cũng không có gì là xấu. Sự ổn định của tiền VND mới là quan trọng nhất, vì nó thể hiện sự ổn định của nền kinh tế, sản xuất của đất nước”, ông Dương nói.

(BÁO ĐẤT VIỆT)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Một nguyên nhân nữa của lạm phát
  • Những hệ lụy khôn lường từ chủ trương "bơm tiền" vòng 2 của Mỹ
  • Luồng tiền "nóng" đổ vào châu Á : “Lợi bất cập hại”
  • 'Bão’ lãi suất đe dọa sản xuất, kinh doanh
  • Nhập vàng vẫn khó bình ổn thị trường
  • CTCK “lấn sân” ngân hàng huy động vốn
  • Nhắc lại chuyện sàn vàng
  • Bất động sản du lịch: Cơ hội mở cho nhà đầu tư tiềm lực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!