Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

USD vẫn là đồng tiền số 1?

Đồng bạc xanh của Mỹ sẽ còn tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong rổ tiền tệ quốc tế, nhất là sau khi thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, các chuyên gia phân tích nhận định.

Tạp chí Tiền tệ và Thị trường của Mỹ cho biết, có ba lý do minh chứng cho quan điểm về số phận của đồng USD nêu trên.

Một là, dòng vốn đang có xu hướng rời khỏi các thị trường mới nổi để trở lại các nền kinh tế phát triển, do chính sách siết chặt tiền tệ.

Điều này có nguy cơ dẫn đến suy thoái kinh tế ở chính các nền kinh tế phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng. Thị trường chứng khoán ở nhiều nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đã sụt giảm ở mức hai con số trong năm 2011.

Tình thế hiện nay tạo cho đồng USD vị thế cao trong rổ ngoại tệ mạnh toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2011 nhanh gấp 3 lần kinh tế Anh, Nhật Bản và khu vực đồng Euro (Eurozone). Lãi suất ở các nền kinh tế phát triển mới đây đã tăng cao nhưng không tác động đến đồng USD.

Hai là, đồng USD đang lấy lại giá trị so với các đồng tiền mạnh khác như đồng Franc Thụy Sĩ và đồng Yên Nhật Bản. Franc và Yên hiện đang là đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất như là đồng tiền dự trữ khi làn sóng buôn bán tiền tệ đang thịnh hành.

Trong khi hầu hết lãi suất ngắn hạn trên toàn cầu đều xấp xỉ 5% trong giai đoạn cuối của thời kỳ bùng nổ tín dụng toàn cầu, việc lãi suất ở Thụy Sĩ và Nhật Bản vẫn ở mức gần 0% đã tạo động lực để các nhà đầu tư vay Yên và Franc để mua các đồng tiền suất cao.

Tuy nhiên, tình hình hiện đã thay đổi khi lãi suất đồng loạt tăng cao trong vài tuần qua đã giúp USD phá vỡ xu thế giảm suốt 8 tháng qua so với Franc và Yên. Do khủng hoảng nợ châu Âu và triển vọng ảm đạm của kinh tế Nhật, xu thế này có thể kéo dài.

Ba là, đồng USD đang ở vị thế tốt để các nhà đầu tư mua vào. Các biểu đồ về đồng USD cho thấy các chu kỳ về các chỉ số so sánh của USD dài trung bình khoảng 7 năm. Các biểu đồ này cũng cho thấy đồng USD sẽ tiếp tục vị thế cao trong rổ tiền tệ toàn cầu.

(giavang)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngoại tệ vẫn chưa bớt căng thẳng
  • Doanh nghiệp giật gấu vá vai
  • Mặt bằng giá mới sẽ hình thành cuối quý hai?
  • Vẫn nhức nhối chuyện quản lý đất đai
  • Kịch bản tốt nhất…
  • Thanh khoản đồng USD chưa bớt căng
  • Những khoản đầu tư lãi ‘khủng’ nhất năm 2010
  • Mong manh của khả năng kiềm chế lạm phát là 7%.
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!