- Đó là chủ đề của cuộc hội thảo vừa diễn ra ngày 28-8, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng và Báo SGGP - Đầu tư Tài chính phối hợp tổ chức. Với mục đích góp phần triển khai chính sách, đồng hành với các doanh nghiệp, hiến kế cho Chính phủ trong công tác chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ trong thời kỳ hậu suy giảm, hội thảo đã quy tụ khoảng 400 đại biểu là các nhà quản lý, đại diện của một số bộ, ngành, địa phương; các chuyên gia kinh tế đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước; các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính… Trong phát biểu đề dẫn, ông Nguyễn Văn Giàu - Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cung cấp nhiều thông tin về tình hình kinh tế - tài chính thế giới và trong nước, về sự chỉ đạo, điều hành thực hiện hệ thống các giải pháp của Chính phủ trong việc chặn đà suy giảm kinh tế và các chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay. Thống đốc cho rằng: Mặc dù chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 đến nay nhưng với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế nước ta đã ngăn chặn được suy giảm và dần tạo được đà tăng trưởng, kinh tế vĩ mô ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo. Các đại biểu tham gia hội thảo. Các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu tài chính - kinh tế như Cao Sỹ Kiêm, Trần Du Lịch, Nguyễn Minh Phong, Đinh Trọng Thịnh, Nguyễn Thị Mùi, Lê Văn Tề… đã trình bày tham luận tại hội thảo. Khái quát chung, các diễn giả đều thống nhất là hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, diễn biến kinh tế thế giới, nhất là một số nền kinh tế lớn vẫn còn phức tạp. Vì thế, kinh tế nước ta trong những tháng cuối năm 2009 và giai đoạn tiếp theo vẫn đối diện với nhiều khó khăn và diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới. Mặt khác, các nguy cơ đối với nền kinh tế nước ta như xuất khẩu giảm, nhập siêu cao, tái lạm phát… vẫn còn tồn tại. Trong bối cảnh đó, vai trò chính sách tiền tệ thời gian tới cần được điều chỉnh, phục vụ tích cực nền kinh tế ra sao là vấn đề nóng, cần được bàn luận thấu đáo. Hội thảo cũng đã dành nhiều thời gian để đánh giá những vấn đề cơ bản về khủng hoảng, suy giảm kinh tế, thực trạng các biện pháp chống suy giảm kinh tế qua kinh nghiệm các nước cũng như ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng của nền kinh tế ở cấp độ vĩ mô cũng như vi mô, các chuyên gia, các nhà quản lý đã thảo luận để kiến nghị những chủ trương mới, giải pháp mới phù hợp với biến động nền kinh tế nước ta cho giai đoạn trước mắt cũng như thời kỳ sau suy giảm. |
(Theo UÔNG THÁI BIỂU // Báo Nhân dân điện tử)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com