Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam có hay chưa tình trạng "bong bóng" tài chính ?

Bất động sản
Bất động sản tăng cao gần đây, theo nhiều chuyên gia, ngoài yếu tố nền kinh tế đã phục hồi nên giá trị bất động sản cũng tăng theo đà tăng trưởng của nền kinh tế nhưng việc cung không đủ cầu rồi tình trạng đầu cơ, thông tin dự án không được công khai ra thị trường càng tạo sự khan hiếm giả tạo, đẩy giá nhà đất vượt xa giá trị thật.

Chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam  đang hoạt động trong một cơ chế thị trường chưa đầy đủ, vai trò giám sát, chế tài của Nhà nước còn nhiều lỏng lẻo. Bởi thế mà thị trường hoạt động không theo nguyên tắc giá chứng khoán cao phụ thuộc vào kết quả kinh doanh thực tế của công ty phát hành chứng khoán, cũng như không thể tránh khỏi yếu tố tâm lý đám đông và tính chất đầu cơ ngắn hạn...

Biến động giá vàng và tỷ giá hối đoái
Giá vàng tăng trong tháng 11/2009 này có nguyên nhân một phần bởi sự gia tăng giá vàng thế giới nhưng cũng mang tính đầu cơ cao. Hiện tượng vàng tăng giá còn do sự “tiếp tay” bởi tâm lý đám đông và từ một số bất cập nhất định trong cơ chế quản lý thị trường của Nhà nước...

Cán cân thanh toán thâm hụt lớn, chính sách quản lý ngoại hối thiếu linh hoạt trong giai đoạn vừa qua đã dẫn đến sự khan hiếm ngoại tệ buộc NHNN phải điều chỉnh tỷ giá VND/USD theo hướng phá giá Việt Nam đồng  đã gây tác động tăng giá “lũy thừa” của hầu hết các ngành hàng của nền kinh tế vẫn đang nhập siêu.

Vay có hỗ trợ lãi suất và tín dụng tiêu dùng
Nhiều chuyên gia lo ngại việc nhiều khoản vay có hỗ trợ lãi suất trong gói kích cầu của Chính Phủ  và các khoản vay núp dưới các hợp đồng tín dụng tiêu dùng vừa qua có thể đã bị giới đầu cơ lợi dụng  để đầu tư ngược vào TTBĐS, CK, Vàng càng làm tăng nguy cơ “bong bóng” tài sản khi thị trường bị “làm giá” .

Nhận diện nguyên nhân
Nguyên nhân hàng đầu của tình trạng "bong bóng" tài sản ở Việt Nam là các hoạt động đầu cơ gia tăng thái quá do chủ đích của một số nhóm lợi ích có thế lực, có những ưu đãi hoặc đặc quyền nhất định và có tổ chức. Tình trạng "bong bóng" còn được hỗ trợ bởi tâm lý đám đông hoạt động với kỳ vọng thu lãi nhanh, cao trong bối cảnh thông tin chưa đầy đủ, minh bạch, kịp thời trên thị trường và thiếu cả sự kiểm soát vĩ mô có hiệu lực và hiệu quả.


WorldBankcảnh báo 

Báo cáo cập nhật Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới ( World Bank -WB) mới đây đã đưa ra cảnh báo về bong bóng tài chính tại VN khi cho rằng thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường bất động sản (TTBĐS) có nhiều biến động khó lường, giá cả ở mức cao và đang có xu hướng tạo đỉnh mới. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại, suy giảm doanh thu và chi phí tiêu dùng có xu hướng ngày càng tăng.

Tuy nhiên, chuyên gia của WB cũng thừa nhận là để phân biệt sự tăng giá tài sản, bất động sản ở Việt Nam lành mạnh hay “bong bóng” không phải là việc dễ. Đây là vấn đề quan trọng cần được theo dõi thêm và đánh giá sát sao mới có thể đưa ra kết luận được.

Nhìn nhận về hiện tượng giá bất động sản tại thị trường Việt Nam có dấu hiệu tăng, chuyên gia của WB nhấn mạnh rằng nếu chính sách tiền tệ được nới lỏng thì chắc chắn giá hàng hóa ở thị trường này sẽ tăng mạnh. Điều này cũng có nghĩa là khi chưa có được công cụ điều tiết giá nhà đất như ở các nước khác thì chìa khóa chính là thực hiện tốt chính sách tiền tệ.

Theo WB, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam không nên chỉ quan tâm đến giá cả hàng hóa tăng cao - nguy cơ lạm phát trở lại, mà còn phải cẩn trọng đến “bong bóng” tài sản, vì nó cũng là  một nguy cơ hiện hữu.

Động thái của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Mới đây, Thống đốc NHNN có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố không được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản cho vay để đầu tư bất động sản, tài sản tài chính (vàng, ngoại tệ, chứng khoán và các tài sản tài chính khác).

Động thái này của Ngân hàng Nhà nước chính là việc “đánh động” đến việc cho vay nóng vào những lĩnh vực nhạy cảm - nguồn cơn của hiện tượng “bong bóng” tài sản.

Nhận định của các chuyên gia

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Viện phó Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường Giá cả (Bộ Tài chính) băn khoăn, trong khu vực xây dựng không tách biệt ra là xây dựng cái gì, ai xây dựng, phần vốn từ nguồn nhà nước, ngoài nhà nước hay đầu tư nước ngoài là bao nhiêu nên không thể nói rõ được là có hay không "bong bóng" tài sản.

Còn câu trả lời từ thị trường hiện tại là bất động sản dù tăng cao so với hồi đầu năm nhưng cũng đã có dấu hiệu hạ nhiệt khi những “cơn sốt” thông tin lắng xuống và nguồn cung khá dồi dào được nhìn thấy sẽ có ở năm 2010. Thị trường chứng khoán có giai đoạn điều chỉnh, đang ở ngưỡng 550 điểm, thậm chí có thể xuống mức 500 điểm. “Và như thế cũng không phải là quá nóng được”, tiến sĩ Ánh nói.

Ở góc nhìn của mình, tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng tính ổn định của thị trường bất động sản có liên quan đến 2 vấn đề. Đó là ngoài việc xác lập nguồn vốn cho thị trường bất động sản, cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp ngăn chặn chống đầu cơ. "Đầu cơ trên thị trường bao giờ cũng có nhưng khi tăng được nguồn cung kèm theo thông tin minh bạch thì sẽ hạn chế được đầu cơ." - ông Ánh nhấn mạnh.

Hiện nay, có hiện tượng chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà. Đây là hiện tượng bình thường của thị trường nhưng khi nguồn cung dồi dào thì chênh lệch của hợp đồng chuyển nhượng cũng không lớn và tự nó sẽ hạn chế được hiện tượng đầu cơ này.

Còn với thị trường vàng, cơn sốt ảo giá cũng chứng tỏ những lỗ hổng và bất cập trong cơ chế đảm bảo an toàn và hoạt động lành mạnh của thị trường.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội giải thích, hiện tượng "bong bóng" tài sản là khi nguồn vốn rót vào đó được huy động từ các nguồn mà cụ thể là từ các định chế tài chính đầu tư vào bất động sản hay đầu tư vào chứng khoán "thổi" cho giá chứng khoán hay bất động sản quá nóng, vượt mức bình thường. Người ta còn gọi hiện tượng này là rủi ro do đầu tư quá nóng vào tài sản.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong nói, đã đến lúc các cơ quan có trách nhiệm cần ngồi lại với nhau để rà soát, bổ sung, điều chỉnh các chính sách và thể chế nhằm đối phó hữu hiệu, chủ động hơn với các loại hiện tượng sốt nóng-lạnh gắn với các yếu tố tâm lý, tin đồn và đầu cơ đã, đang và sẽ còn diễn ra trên thị trường hàng hóa, dịch vụ.

Nhìn rộng ra, biện pháp hàng đầu để giảm thiểu tình trạng "bong bóng" tài sản ở Việt Nam là những giải pháp gắn liền với sự hoàn thiện cơ chế thị trường đầy đủ và lành mạnh; phát triển hệ thống thông tin chính sách và thị trường đồng thời xây dựng và vận hành các cơ chế giám sát, cảnh báo các cấp, các lĩnh vực một cách đồng bộ; xử lý kịp thời các hoạt động lạm dụng và đầu cơ có tổ chức...

Cần xây dựng hệ thống thước đo giá trị tài sản hiện hành khoa học và phù hợp thực tế Việt Nam nhằm tạo công cụ hữu hiệu, chính xác để đo lường mức độ "bong bóng" tài sản trên thực tế của các tổ chức kinh doanh, giúp đánh giá khách quan thực trạng nền kinh tế từ góc độ giá trị...

TS. Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát quốc gia

Theo TS Nghĩa, cả thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán hiện vẫn còn tiềm năng do nguồn cung BĐS thời gian tới sẽ dồi dào và chỉ số CK vẫn nằm trong xu hướng tăng giá.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, đề cập tới bong bóng tài chính cần xem xét hai vấn đề.

Thứ nhất, đối với thị trường BĐS, hiện nay tốc độ tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực này đang chậm lại. Điều này khi tác động lên thị trường BĐS sẽ khiến cung nhà ở trong tương lai có xu hướng giảm đi. Đáng chú ý, trong tổng số 166.000 tỉ đồng cho vay BĐS thì có tới 52% là ở thị trường TPHCM. Nguồn tín dụng lớn này khiến nguồn cung cho thị trường BĐS tăng và đẩy giá giảm mạnh (hiện vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi). Còn tín dụng cho thị trường Hà Nội mới chỉ chiếm 15,4%. Trong khi đó, cầu tại thị trường Hà Nội không kém TPHCM nhưng cung chỉ bằng 1/4 thị trường này.

Tuy nhiên, ông Lê Xuân Nghĩa cho biết, việc cho phép xây dựng hàng loạt dự án đã gây ra cơn sốt đăng ký mua nhà. Tuy nhiên, chỉ trong 1-2 năm nữa khi các dự án hoàn thành, nguồn cung nhà ở tăng lên sẽ làm cho giá nhà đất hạ xuống. "Do đó, không thể có bong bóng!", TS Lê Xuân Nghĩa khẳng định.

Còn trên TTCK, thời gian qua, thanh khoản của thị trường này tăng lên một cách mạnh mẽ. Thể hiện ở quy mô giao dịch: Quý I dưới 1.000 tỉ đồng/phiên; quý II trên 1.000 tỉ đồng/phiên; quý III tăng lên 2.000 tỉ đồng/phiên và quý IV đạt mức 3.000 tỉ đồng/phiên. Liệu có nguồn tiền từ NH vào CK không?

TS Lê Xuân Nghĩa nhận định, có một khoản khá lớn. Quy định cho vay trực tiếp đầu tư CK là 20% VĐL của một NH đã được các NH triển khai rất tốt. Bên cạnh đó, VĐL của các NH trong thời gian qua được nhiều NH tăng mạnh nên nguồn vốn vào CK cũng tăng theo.

Ngoài ra, các hợp đồng núp dưới bóng "vay tiêu dùng" thì chưa có thống kê chính thức nhưng cũng chiếm khá lớn trong khoản tín dụng của các NH. Tuy nhiên, thanh khoản của TTCK thời gian qua chủ yếu là do vòng quay của luồng vốn. Hoạt động repo của các CTCK đã cải thiện vòng quay vốn lên 10 lần/tháng trong điều kiện TTCK của VN còn nhiều tiềm năng.

Nếu xét hệ số P/E của VN hiện là 19,6 lần (lúc nóng lên tới 47 đến 52 lần), chưa cao so với trung bình của thị trường Châu Á là 23 lần. Theo dự đoán của TS Lê Xuân Nghĩa, chỉ số CK VN sẽ nằm trong xu hướng tăng và có thể đạt ngưỡng 600 điểm vào đầu quý I năm tới.
 

(Tinkinhte.com tổng hợp từ nhiều nguồn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đằng sau câu chuyện tăng trưởng
  • Nợ cao liệu có “hạ gục” nước Mỹ?
  • Tám cách để các ngân hàng có thể tăng nguồn doanh thu
  • Lợi nhuận ngân hàng: Dự báo dần hiện thực?
  • Lợi nhuận ngân hàng có còn phong độ?
  • Ngân hàng thế giới trước nguy cơ mới
  • OECD: Nợ công cản trở khôi phục kinh tế
  • 'Nợ nước ngoài vẫn dưới mức an toàn'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!