Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam đứng thứ 12 trong Top 25 quốc gia đáng đầu tư nhất năm 2010

Các nhà lãnh đạo DN đang tính toán đầu tư đồng tiền quý báu của mình vào đâu ? Có 25 cái tên được nêu lên và VN vinh dự đứng hàng thứ 12 trong số đó, trên cả các quốc gia tiếng tăm như Pháp, Bahrain hay trung tâm kinh tế Châu Á, Hong Kong. 

Lễ trao giấy phép đầu tư nhà máy bia tại Long An cho Cty Gannon - tinkinhte.com

Lễ trao giấy phép đầu tư nhà máy bia tại Long An cho Cty Gannon
 
Cuộc điều tra, nghiên cứu thường kỳ hai năm một lần của Cty tư vấn A.T.Kearney cho thấy nhiều vị chủ tịch hội đồng quản trị của các DN lớn nhất thế giới đang rất thận trọng trước việc đầu tư vốn sang các quốc gia khác vì tình hình kinh tế hiện tại. Sau khi đạt kỷ lục cao nhất mọi thời đại về số vốn đầu tư ra nước ngoài là 1,98 ngàn tỷ USD năm 2007, khoản đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới giảm 14% năm 2008 và xuống sâu tới mức 39% vào năm 2009 - theo thống kê của Hội nghị về Thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD). Những dự đoán của UNCTAD tỏ ra có chút lạc quan về sự hồi phục dần dần trong năm 2010 và thời gian sau đó nhưng giới lãnh đạo DN được Cty A.T.Kearney phỏng vấn vẫn cho rằng họ trì hoãn một số dự định đầu tư vì thị trường tiếp tục chưa ổn định và khó khăn trong việc giành được các khoản vay tín dụng.

Với câu hỏi khi các Cty thực hiện việc mở rộng sang nước ngoài, họ thích nơi nào nhất ? Trung Quốc vẫn là điểm đến số 1 toàn cầu, một vị trí quốc gia này giành được trong các cuộc điều tra do A.T.Kearney tiến hành từ năm 2002. Nước Mỹ đã nhảy trở lại vị trí số 2 sau khi bị rơi xuống thứ 3 năm 2007 sau Ấn Độ. Giám đốc Cty A.T.Kearney, Paul A.Laudicina mô tả việc các quốc gia như Đức, Canada và Australia có được những vị trí cao trong bảng xếp hạng là sự trở lại của giá trị cơ bản và chuyến bay chất lượng.

Cũng trong thời gian đó, bảng xếp hạng năm nay cho thấy một sự nổi lên chưa từng có của các nền kinh tế mới nổi. Có tới 3 trong 5 quốc gia là điểm đến hấp dẫn nhất cho đầu tư nước ngoài thuộc về Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Ba Lan cũng nhảy tới 16 bậc thang để lên vị trí thứ 6. Cũng lọt vào trong 25 vị trí đầu tiên là Rumani, Saudi Arabia, Chile và Ai Cập. Đối với VN, vị trí xếp hạng năm 2007 là thứ 12 và trong bảng xếp hạng này vị trí đó được tiếp tục duy trì. Đây là một thành công lớn vì trong 2 năm qua cả thế giới rơi vào suy thoái kinh tế, nhiều nước đã không thể chứng tỏ được sự ổn định, hấp dẫn của mình đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Với vị trí thứ 12, trong tốp 25 thứ hạng đầu VN đứng trên 13 quốc gia và vùng lãnh thổ sừng sỏ là Pháp, Hong Kong, Bahrain…

1- Trung Quốc: Thứ hạng không đổi so với 2007. Các nhà đầu tư nước ngoài thuộc tất mọi lĩnh vực và vùng lãnh thổ đều bị thu hút tới đây khai thác thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc.

2- Mỹ: Xếp hạng về mức độ dễ dàng kinh doanh, thứ 4. Với một môi trường kinh doanh thân thiện và đặc biệt thuận lợi về công nghiệp dịch vụ tài chính, các nhà đầu tư nước ngoài đang bị lôi kéo tới Mỹ.

3- Ấn Độ: Xếp hạng về mức độ dễ dàng kinh doanh, thứ 133. Ấn Độ ghi điểm với các nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ phi tài chính, dịch vụ tài chính, công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

4- Brazil: Xếp hạng về mức độ dễ dàng kinh doanh, thứ 129. Có một nền kinh tế mạnh mẽ đang hồi phục và một tầng lớp trung lưu ngày càng lớn giúp cho Brazil thành điểm đến thu hút FDI.

5- Đức:  Xếp hạng về mức độ dễ dàng kinh doanh, thứ 25. Trở thành quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất Châu Âu, Đức hấp dẫn giới đầu tư trong cả dịch vụ tài chính và phi tài chính.

6- Ba Lan: Xếp hạng về mức độ dễ dàng kinh doanh, thứ 72. Giới đầu tư nước ngoài đặc biệt bị kéo đến Ba Lan vì lương nhân công thấp và nhiều cơ hội kinh doanh rộng mở thông qua chương trình tư nhân hóa mạnh mẽ của Chính phủ.

7- Australia: Xếp hạng về mức độ dễ dàng kinh doanh, thứ 9. Giới đầu tư nước ngoài coi Australia là điểm hấp dẫn thứ ba để rót tiền vào lĩnh vực tài nguyên.

8- Mexico: Xếp hạng về mức độ dễ dàng kinh doanh, thứ 51. Mexicô quay trở lại tốp 10 và đặc biệt thu hút các nhà đầu tư công nghiệp nhẹ.

9- Canada: Xếp hạng về mức độ dễ dàng kinh doanh, thứ 8. Sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia đã giải thích tại sao Canada được xếp thứ hai trong lựa chọn của các nhà đầu tư lớn.

10- Vương quốc Anh: Xếp hạng về mức độ dễ dàng kinh doanh, thứ 5. Khi lĩnh vực dịch vụ tài chính bị khủng hoảng trầm trọng, sự đa dạng của kinh tế Anh vẫn mang lại cho các nhà đầu tư nước ngoài vô vàn cơ hội kinh doanh, mà giờ đây với chi phí phải chăng.

11- Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE): Xếp hạng về mức độ dễ dàng kinh doanh, thứ 33. Trong số các nhà đầu tư đã làm ăn, đầu tư tại Trung Đông, UAE là điểm đến hấp dẫn thứ năm trên thế giới.

12- Việt Nam: Giữ nguyên vị trí so với năm 2007. Xếp hạng về mức độ dễ dàng kinh doanh, thứ 93. VN vẫn duy trì được vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng nhờ vào sự tiếp tục tăng trưởng kinh tế và tăng cưởng mở cửa hội nhập. Việc VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2007 đã thúc đẩy VN thực hiện nhiều cải cách giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn gặp phải thách thức như hạ tầng cơ sở còn nghèo nàn, thiếu lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao.

Lần lượt đứng sau VN là Pháp (13), Hong Kong (14), Bahrain (thứ 15), Rumani (thứ 16),  Cộng hòa Czech (thứ 17), Nga (thứ 18), Saudi Arabia (thứ 19), Indonesia (thứ 20), Malaysia (thứ 21), Chile (thứ 22), Thổ Nhĩ Kỳ (thứ 23), Singapore (thứ 24), Ai Cập (thứ 25).

(Theo Hoa Chi // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kinh nghiệm cho Việt Nam: “Mổ xẻ” gói kích cầu để nhìn về tương lai
  • Tình trạng ngoại tệ hóa và cuộc chiến bảo vệ giá trị Việt Nam Đồng
  • Rốt ráo tất toán tài khoản vàng
  • Sàn vàng khó tìm hướng mới
  • Ngành chế tác Vàng trang sức VN : Yếu sức cạnh tranh
  • Trung Quốc trở thành thị trường đầu tư bất động sản lớn nhất thế giới
  • Khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp: Nguyên nhân là bệnh thành tích
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!