Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vốn đầu tư gián tiếp vào chậm

Một loạt tên tuổi lớn như Goldman Sachs, Deutsche Bank Trust Company Americas... nhảy vào thị trường VN thông qua đầu tư vào các doanh nghiệp VN.

Sự xuất hiện của những gương mặt này khiến nhiều người nghĩ đến một dòng vốn đầu tư gián tiếp mới đang quay lại VN. Tuy nhiên, so với hàng tỉ USD đổ vào các thị trường xung quanh, dòng vốn vào VN chỉ nhỏ giọt. Một số chuyên gia xác nhận có khuynh hướng này nhưng nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước các chỉ số kinh tế vĩ mô không lạc quan của VN.

Tên tuổi lớn

Ông Đỗ Khang Ninh, tổng giám đốc Tổng công ty Gas VN (PV Gas), cho biết khi đơn vị này công bố chào bán 15% vốn cho các đối tác chiến lược sau khi tổ chức IPO, đã có gần 40 tổ chức - trong đó chủ yếu là nhà đầu tư nước ngoài - đăng ký tham gia. Ông Ninh nói khối lượng đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài đã vượt quá 20% vốn điều lệ của PV Gas.

Mới đây Quỹ đầu tư Goldman Sachs Investment Partners, thuộc Tập đoàn Goldman Sachs (Mỹ) vừa ký kết hợp đồng đầu tư trị giá 25 triệu USD vào trái phiếu chuyển đổi của Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII). Không dừng ở đó, Goldman Sachs còn có kế hoạch đầu tư thêm 15 triệu USD nhưng phải chờ đại hội cổ đông của CII quyết định. Trước đó không lâu, Goldman Sachs cũng đã thỏa thuận với Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN) một khoản vay chuyển đổi trị giá 30 triệu USD có thời hạn năm năm.

Sự kiện Công ty chứng khoán Macquarie thuộc Tập đoàn tài chính tên tuổi Macquarie Group (Úc) trở thành đối tác chiến lược của VinaSecurities, thuộc Tập đoàn VinaCapital, cũng tạo một cái nhìn lạc quan trong bối cảnh thị trường chứng khoán trầm lắng. Quỹ đầu tư Indochina Capital vừa thông báo huy động được trên 180 triệu USD cho quỹ đầu tư mới ở VN cũng là một tín hiệu vui cho thị trường.

Lạc quan trong thận trọng


Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, ông Don Lam, cho rằng trong năm nay dòng vốn đầu tư gián tiếp vào VN chậm chạp hơn so với các nước xung quanh. Lý do, theo ông, các nhà đầu tư lo ngại về tính ổn định của đồng tiền VN mặc dù thâm hụt thương mại có thể được bù đắp bằng dòng vốn đầu tư trực tiếp và kiều hối.

Theo giới quan sát, thời gian gần đây dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bắt đầu có xu hướng đổ vào VN nhưng rất thận trọng và đầy tính toán. Nhận định về hiện tượng vốn đầu tư gián tiếp đang có xu hướng đổ vào VN thời gian gần đây, chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển cho rằng đây là thời điểm thích hợp, “cơ hội vàng” cho các tổ chức nước ngoài thật sự muốn tham gia làm đối tác chiến lược tại một số công ty lớn của VN.

Theo ông Hiển, hai lợi thế rất lớn mà các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp VN hiện nay có thể dễ dàng có được là giá cả khá “rẻ” và có thể mua với khối lượng lớn.

“Vào thời điểm chứng khoán VN phát triển nóng cách nay mấy năm, nhiều nhà đầu tư nước ngoài dù muốn cũng khó chen chân vào làm đối tác chiến lược tại một số doanh nghiệp lớn của VN, do giá quá cao và tỉ lệ mua được lại ít vì có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Còn hiện nay, nhiều tổ chức nước ngoài sẽ dễ dàng hơn trong việc đàm phán với nhiều thỏa thuận có lợi cho mình...” - ông Hiển nói.

Còn ông Don Lam cho rằng việc nhà đầu tư lo ngại về đồng tiền VN là vấn đề nghiêm trọng, nhưng chủ yếu dựa vào cảm nhận. “Tuy nhiên, về cơ bản VN vẫn là địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Khi VND ổn định thì dòng vốn đầu tư gián tiếp sẽ chảy vào VN mạnh hơn. Vì vậy việc cần làm là Chính phủ VN cần phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin, đặc biệt là những thế mạnh căn bản của nền kinh tế VN cho nhà đầu tư” - ông Don gợi ý.

Một lý do khiến ông Don tự tin là vì sau hội nghị nhà đầu tư quốc tế mà VinaCapital vừa tổ chức ở VN, phản hồi của các nhà đầu tư quốc tế là rất tốt.

(Tuổi trẻ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khuyến khích doanh nghiệp tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
  • JPMorgan: Giá tăng, tính khả tín của chính sách Việt Nam xuống thấp
  • Nga: Chảy máu vốn gấp đôi dự báo
  • Hệ thống tiền tệ toàn cầu: Bài toán nan giải
  • Đi tìm lời giải bài toán lãi suất
  • Sau chuyện "nhập khẩu" lạm phát từ Trung Quốc?
  • Năm 2011: Giá đất tối đa trong nội thành Hà Nội là 81 triệu đồng/m2
  • Đầu tư bất động sản Hà Nội: Chọn Đông hay chọn Tây?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!