Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chậm tiến độ nhà máy nước BOO Thủ Đức: Chủ đầu tư sẵn sàng chờ Trọng tài quốc tế phân giải (Kỳ II)

Dự án vẫn thế này thì khi nào dân mới có nước sạch ?

Dự án vẫn thế này thì khi nào dân mới có nước sạch ?

Sáng ngày 23/02, Cty CP BOO nước Thủ Đức (TDW) đã có cuộc gặp báo chí nhằm giới thiệu thông tin về tình hình nhà máy BOO Thủ Đức. Tuy nhiên, câu hỏi đến bao giờ dự án này mới hoàn thành vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn.


Nhà thầu có lỗi ?
 

Ông Lê Vũ Hoàng, TGĐ Cty CP BOO nước Thủ Đức (TDW) cho biết: ngày 30/9/2005, dự án chính thức khởi công với thời gian thi công dự kiến 22 tháng và nhà máy sẽ bắt đầu cấp nước vào tháng 8/2007. Thế nhưng, tiến độ thực hiện dự án đã không đạt và đến nay công trình vẫn chưa thể vận hành để cung ứng nước sạch cho người dân TP HCM.


Khi dự án chỉ còn 9% là hoàn thiện lại xảy ra nhiều sự cố khiến công trình bị đình trệ, người dân mong mỏi chờ nước còn TDW quyết định cắt hợp đồng với Hyundai Rotem để tìm nhà thầu mới. Có 3 lý do được TDW đưa ra để đơn phương chấm dứt hợp đồng với Hyundai Rotem. Theo ông Hoàng là: Nhà thầu vi phạm Điều 4.2 (trong hợp đồng) do không gia hạn “Bảo lãnh thực hiện hợp đồng đúng hạn” và không khắc phục các sai sót theo thông báo theo Điều 15.1; Nhà thầu từ bỏ thi công hoặc có dấu hiệu từ bỏ thi công; Nhà thầu không hoàn thành dự án đúng tiến độ cam kết mà không có lý do chính đáng. Cũng theo ông Hoàng, TDW tuyên bố tịch thu số tiền bảo lãnh hợp đồng là 5,7 triệu USD.


Phía TDW cũng cho biết, với khoảng 9% dự án còn lại thì công trình chỉ còn 7 km đường ống, kể cả đoạn qua sông Sài Gòn và vượt 2 cầu từ Q7 sang Nhà Bè. Đồng thời ngoài số tiền bảo lãnh TDW còn giữ khoảng gần 100 tỷ đồng tiền VN của Hyundai Rotem từ 9 lần thanh toán và hóa đơn số 10 của gói thầu chưa được TDW chưa thanh toán.


Chờ Trọng tài quốc tế phân giải
 

Tuy nhiên, một lãnh đạo TDW đã thừa nhận việc tiến độ thi công công trình chậm ngoài lỗi của đơn vị tổng thầu thi công còn có một phần lỗi của UBND TP HCM khi chậm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để bàn giao cho đơn vị thi công. Ông Lê Vũ Hoàng cũng thừa nhận do việc khảo sát dự án không tốt nên khi thi công có những đoạn phải né khu đô thị mới, vướng nhà dân hay các công trình khác.


Đại diện Hyundai Rotem lại cho rằng, chính TDW đã vi phạm một số nghĩa vụ trong thực hiện hợp đồng. Theo hợp đồng, nghĩa vụ của nhà đầu tư là phải bàn giao mặt bằng đúng tiến độ cho nhà thầu vào ngày 5/11/2005 (chậm nhất là 60 ngày sau khi ký). Thế nhưng, đến 8/2008 vẫn còn nhiều trở ngại cho mặt bằng thi công như mộ, trụ điện, thùng điện cao thế, nhà dân...


Còn với việc gia hạn bảo lãnh, Hyundai Rotem cho rằng họ không sai. Thậm chí, ngay cả trong trường hợp nếu Huyndai Rotem có chậm vài ngày gia hạn bảo lãnh thì đó cũng không phải là một lỗi lầm không thể khắc phục để TDW buộc phải tịch thu tiền bảo lãnh, cắt hợp đồng trong khi dự án đã hoàn thành 91%. Mặt khác, sau khi hết hạn bảo lãnh ngày 30/8/2008 thì ngày 18/9/2008 Ngân hàng Korea Exchange Bank tiếp tục có chứng thư bảo lãnh hợp đồng đến hết ngày 18/8/2009 cùng với số tiền bảo lãnh 5,7 triệu USD. Tuy vậy, TDW vẫn tạo nhiều áp lực về phía Hyundai Rotem nên đồng thời với chứng thư bảo lãnh ngày 23/9/2008 phía ngân hàng này đã chuyển vào tài khoản của TDW quản lý số tiền 5,7 triệu USD. Nhưng cũng trong ngày TDW nhận được tiền thì lại ra thông báo cắt hợp đồng, tịch thu tiền bảo lãnh?! Điều bất ngờ nữa là ngay sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với Hyundai Rotem thì TDW đã ngay lập tức với 3 đơn vị thi công mới lại chính là những thầu phụ của Hyundai Rotem.


Trước ý kiến của Hyundai Rotem, ông Lê Vũ Hoàng nói: “Đúng sai như thế nào hãy để cho Trọng tài Paris giải quyết. TDW sẵn sàng để Trọng tài quốc tế vào cuộc”.

Chưa biết trong sự việc này ai đúng ai sai bởi chưa có cơ quan Trọng tài hay Tòa án nào phán quyết. Nhưng chắc chắn có một điều rằng sự nhùng nhằn càng kéo dài ngày nào thì người dân TP HCM còn khát nước sạch ngày đó.
 

Khi nào nước sạch đến với dân?

* Hiện nay nguồn cung ứng nước sạch cho toàn thành phố là hai nhà máy Tân Hiệp và Thủ Đức dù đã chạy hết công suất (hơn một triệu m3 một ngày đêm) nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Theo TCty cấp nước Sài Gòn, để đảm bảo nhu cầu nước cho người dân, TCty đang kêu gọi đầu tư nhiều dự án cấp nước. Trong đó có dự án Hệ thống cấp nước sông Sài Gòn giai đoạn 2 (nhà máy nước Tân Hiệp 2) với mục tiêu hoàn chỉnh thi công và lắp đặt hệ thống cấp nước với công suất 300.000 m3 một ngày, cung ứng cho các quận, huyện phía Tây, Tây Nam thành phố (giai đoạn 2014 - 2020, tổng kinh phí đầu tư 1.000 tỷ đồng); dự án mở rộng nhà máy nước Thủ Đức giai đoạn IV với công suất bổ sung 300.000 m3 một ngày... Tuy nhiên, hiện các dự án trên vẫn chưa có chủ đầu tư và còn khó khăn ở khâu giải tỏa...


* Theo chỉ đạo của UBND TP HCM, TDW phải hoàn thành nhà máy nước Thủ Đức trước 30/4/2009. Tuy nhiên, ông Lê Vũ Hoàng, TGĐ TDW cho rằng: theo chỉ đạo của thành phố là vậy nhưng chắc phải tháng 7, tháng 8 vì còn tùy thuộc vào đơn vị thi công và vật liệu thi công.
 

* Trong Nghị quyết của HĐND TP HCM tại kỳ họp thứ 14 khóa VII đưa ra là trong năm 2009, phấn đấu 92% hộ dân có nước sạch sử dụng.

 

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Thiếu quy định về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư
  • Chiến lược của Nghệ An trong thu hút đầu tư
  • Cơ hội đầu tư mới
  • Nín thở chờ mặt bằng
  • Góc nhìn Đầu Tư: Thắt chặt liên kết nội khối
  • Đầu tư FDI: Cam kết mạnh mẽ
  • Nhật tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam
  • Hongkong tìm hiểu cơ hội đầu tư vào TPHCM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!