Có vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, song Nghệ An vẫn là tỉnh chưa có thứ hạng cao về thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ông Phan Đình Trạc, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về việc đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Ông Phan Đình Trạc |
Thưa ông, các chỉ số về thu hút đầu tư vào địa bàn Nghệ An có vẻ còn khá khiêm tốn?
Nếu xét về số lượng dự án cũng như số vốn đăng ký của các dự án đầu tư vào Nghệ An, nhận xét trên là đúng. Tính đến nay, Trên địa bàn tỉnh có 25 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 251,15 triệu USD và 235 dự án đầu tư trong nước (tổng vốn đăng ký là 54.253,66 tỷ đồng). Riêng năm 2008, Nghệ An đã thu hút đầu tư đạt kết quả khá với 61 dự án (55 dự án đầu tư trong nước và 6 dự án FDI) với vốn đăng ký đạt 13.460,86 tỷ đồng .
Nếu so với TP. HCM, Hà Nội hay Bình Dương, thì những kết quả trên là khiêm tốn, nhưng nhiều dự án FDI đã thực hiện đầu tư xong và đi vào hoạt động ổn định, đạt hiệu quả cao, điển hình là Liên doanh Mía đường Nghệ An Tate&Lyle với số vốn đăng ký 90 triệu USD. Một số dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký đầu tư lớn đã và đang triển khai như Thủy điện Bản Vẽ (hơn 6.200 tỷ đồng), Thuỷ điện Khe Bố (2.530 tỷ đồng), Thủy điện Hủa Na (4.255 tỷ đồng), Tổ hợp sân Golf, khách sạn và biệt thự thị xã Cửa Lò (1.527 tỷ đồng)...
Ngoài lĩnh vực khuyến khích đầu tư, địa bàn khuyến khích đầu tư, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư..., Nghệ An có điểm độc đáo nào khác nhằm khuyến khích đầu tư không, thưa ông?
Đó là công thức chung, nhưng Nghệ An coi trọng việc vận dụng công thức đó vào hoàn cảnh thực tế cụ thể của mình, sao cho các nhà đầu tư thấy những lĩnh vực chúng tôi đề cập thực sự hấp dẫn họ và những nỗ lực của họ mang lại lợi ích cho chính họ và cho tỉnh chúng tôi.
Có thể coi đó là sự cụ thể hoá tuyên bố: “Coi trọng hiệu quả các nguồn ngoại lực, tỉnh Nghệ An đã và sẽ ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, phấn đấu đưa Nghệ An trở thành địa chỉ hấp dẫn, an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư”?
Đó là chiến lược của Nghệ An trong công tác thu hút đầu tư.
Vậy thì nhà đầu tư nào và đầu tư vào đâu sẽ nhận được ưu đãi của Nghệ An, thưa ông?
Hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp (KCN), cảng, sân bay, đường giao thông..; các loại hình dịch vụ như du lịch, ngân hàng, tài chính...; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghệ sinh học; dệt may... là các lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào Nghệ An. Với các lĩnh vực trên, tỉnh khuyến khích các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An và các KCN Nam Cấm, Phủ Quỳ; Hoàng Mai, Đông Hồi; TP. Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện miền núi phía Tây Nghệ An.
Các nhà đầu tư đến với Nghệ An sẽ được hưởng những ưu đãi cụ thể nào?
Nghệ An thực hiện theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng quyền lợi ở mức cao nhất và thực hiện nghĩa vụ thấp nhất theo quy định của pháp luật và chính sách của tỉnh. Các dự án sản xuất - kinh doanh có vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng sẽ được tỉnh hỗ trợ về san lấp mặt bằng và giá thuê đất, về đào tạo lao động...
Những ưu đãi là không nhỏ, nhưng các nhà đầu tư vẫn thường băn khoăn về thủ tục hành chính, ông có biết những lo ngại đó của các nhà đầu tư?
Nghệ An đang thực hiện cơ chế liên thông trong đăng ký kinh doanh. Tỉnh cũng chuẩn bị ban hành cơ chế một cửa liên thông trong đầu tư nhằm rút ngắn thời gian đăng ký, cấp giấy chứng nhận đầu tư và lựa chọn địa điểm cho các dự án đầu tư trên địa bàn, giảm tối đa thời gian và chi phí đăng ký, triển khai thực hiện dự án cho nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh trực tiếp làm việc với nhà đầu tư để xử lý các yêu cầu của nhà đầu tư
( Theo báo Đầu tư )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com