Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cho phép “siêu tổng công ty” tham gia các dự án điện

Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa cho phép “siêu tổng công ty” SCIC tham gia đầu tư các dự án điện.

Cụ thể, Phó thủ tướng đồng ý Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác để tham gia góp vốn đầu tư các dự án điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Việc tham gia đầu tư của SCIC phải bảo đảm nguyên tắc cùng với EVN chiếm giữ tối thiểu 51% vốn trong các dự án điện. SCIC chịu trách nhiệm về lựa chọn phương án, hiệu quả đầu tư và bảo toàn phát triển vốn.

Đầu tháng 12 này, SCIC và EVN đã thống nhất ký thỏa thuận hợp tác toàn diện. Theo đó, hai bên sẽ cùng nhau nghiên cứu, hợp tác trên nguyên tắc nói trên (chiếm ít nhất 51% vốn trong các dự án điện). Và với vai trò là nhà đầu tư tài chính, trước mắt, SCIC sẽ góp vốn vào một số dự án thuỷ điện, nhiệt điện cần đẩy nhanh tiến độ mà EVN đang triển khai nhưng cần bổ sung vốn để hoàn thành theo đúng tiến độ đã đặt ra.

SCIC sẽ mua lại các cổ phần tại các dự án nhà máy điện chuẩn bị xây dựng, đang xây dựng, chuẩn bị hoàn thành và đã hoàn thành mà EVN đang nắm khối lượng cổ phần chi phối (tạo điều kiện để EVN dùng phần vốn này đầu tư vào các dự án khác).

Cụ thể, SCIC sẽ tham gia đầu tư vào các dự án thông qua việc góp vốn, mua lại phần vốn góp/cổ phần của EVN tại các dự án/công ty mà EVN đã triển khai xây dựng; các nhà máy điện đã đưa vào khai thác hoạt động có hiệu quả trên nguyên tắc thỏa thuận hai bên cùng có lợi và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

SCIC cũng sẽ góp vốn thành lập các công ty cổ phần để đầu tư, xây dựng và khai thác nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện; nghiên cứu đầu tư, xây dựng, khai thác Nhà máy điện nguyên tử số 1 của Việt Nam; tìm kiếm và giới thiệu các đối tác chiến lược, các định chế tài chính trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh doanh mà các bên có hoạt động đầu tư để lựa chọn, mời tham gia đầu tư và/hoặc tham gia tài trợ vốn cho các dự án.

Trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền, các bên sẽ thực hiện việc góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp thành viên khi thực hiện cổ phần hóa và/hoặc thành lập mới các công ty của nhau.

(Theo vneconomy)

  • CEPF và BirdLife tài trợ hai dự án đầu tiên cho Campuchia và Việt Nam
  • Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch và dịch vụ quốc gia, quốc tế
  • Phấn đấu khởi công dự án xây dựng khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ Bắc Sông Cấm trong quý 1-2009
  • Khu công nghiệp Mai Trung: 4 năm, chỉ có 3 công ty hoạt động
  • 20 triệu euro xây dựng Nhà máy phong điện Côn Đảo
  • Khuyến khích thu hút các dự án lớn, trình độ công nghệ cao
  • Đầu tư gần 33 tỷ USD cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
  • Phát triển bền vững khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!