Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư thủy điện vừa và nhỏ: Làm sao để hiệu quả và hài hòa lợi ích?

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đa dạng hóa các thành phần kinh tế và hình thức đầu tư các dự án thủy điện vừa và nhỏ có công suất đến 30 MW, đến nay, Bộ Công thương đã thỏa thuận, phê duyệt; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố với hơn 880 dự án, tổng công suất lắp máy hơn 5.880 MW (công suất trung bình 6,7 MW/dự án).

Trên công trường Thủy điện Sông Bung 4A (Quảng Nam).

So với quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc ban đầu được Bộ Công nghiệp - nay là Bộ Công thương - phê duyệt ngày 18-10-2005 trên địa bàn 24 tỉnh, thành phố, số dự án đã "vọt" lên hơn 540 dự án và tổng công suất lắp máy cũng tăng gần 4.360 MW.

Chủ trương phát triển thủy điện nhỏ - nguồn năng lượng có khả năng tái tạo, giá thành rẻ hơn các nguồn điện khác - là hợp lý, được ưu tiên trong các chiến lược và chính sách phát triển năng lượng đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, do phát triển quá "nóng" nên việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại phải giải quyết như thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch nên UBND các tỉnh đã dễ dàng trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, cũng như chấp thuận chủ trương nghiên cứu đầu tư các dự án thủy điện khiến quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung. Thực tế triển khai cũng cho thấy UBND một số tỉnh chưa chú ý nhiều đến các yếu tố về xã hội, môi trường, phụ tải, hệ thống đấu nối điện, năng lực và kinh nghiệm của các nhà đầu tư… mà chỉ chú trọng đến yếu tố về kinh tế nên cấp phép đầu tư cho quá nhiều dự án, thậm chí cả những dự án không có trong quy hoạch và sau này phải kiến nghị bổ sung, điều chỉnh…

Không thể phủ nhận việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã và sẽ góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp và ngân sách cho các địa phương có dự án; tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương. Việc đầu tư xây dựng các hồ chứa thủy điện cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc trữ và điều hòa nước cho các nhu cầu khác, đặc biệt là vào mùa khô. Tuy nhiên, các chuyên gia năng lượng khẳng định việc phát triển các dự án thủy điện phải cân đối các lợi ích.

Cùng với việc đề xuất loại bỏ gần 40 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã phê duyệt quy hoạch, Bộ Công thương cũng kiến nghị UBND các tỉnh nghiên cứu điều chỉnh quy mô 35 dự án gây ảnh hưởng lớn đến môi trường - xã hội hoặc không phù hợp với các quy hoạch khác của tỉnh. Đồng thời, Bộ yêu cầu giãn hợp lý việc khởi công xây dựng các dự án phù hợp với tiến độ đầu tư hệ thống truyền tải điện và kịp thời rút kinh nghiệm về đầu tư xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ. Đối với các dự án chưa được xem xét trong quy hoạch đấu nối điện, Bộ đề nghị chỉ khởi công xây dựng từ năm 2013 - sau khi quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt và hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư. Còn các dự án hiện chưa có nhà đầu tư quan tâm, xem xét kỹ hiệu quả của dự án để cho phép đầu tư từ sau năm 2015.

Bộ Công thương cho rằng trong thời gian tới, các bộ, ngành và địa phương có liên quan tiếp tục rà soát quy hoạch và việc cấp phép đầu tư; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng nhằm điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, kịp thời phát hiện và khắc phục các hạn chế để bảo đảm mục tiêu: phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.

Bộ Công thương sẽ phối hợp với UBND các tỉnh xem xét các vấn đề liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư để có ý kiến trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thủy điện. Mặt khác, tiếp tục kiểm tra, rà soát và thực hiện các thủ tục để loại bỏ hoặc nghiên cứu điều chỉnh hợp lý các dự án thủy điện thuộc các quy hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện có hiệu quả và hài hòa các lợi ích.

(Theo Hanoimoi Online)

  • Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài: Chuyển hướng vào dịch vụ
  • Mới 5/20 dự án BOT, BT năm 2010 của TPHCM có chủ đầu tư
  • Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút hơn 1,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
  • Giải ngân FDI tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái
  • Thu hút đầu tư ở TP Đà Nẵng
  • Vốn cho đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Có thể hơn mức 55,853 tỷ USD
  • DN kém mặn mà đầu tư vào dệt, nhuộm
  • Trà Vinh: Đầu tư hơn 1.403 tỉ đồng xây dựng cơ bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!