Intel sắp chính thức khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất và thử nghiệm chip ở TP.HCM |
Một tập đoàn công nghệ khác của Đức là Robert Bosch cũng thể hiện cam kết đầu tư vào Việt Nam thông qua việc đẩy nhanh tiến độ các dự án. Theo đó, đầu tháng 10/2010, Robert Bosch Việt Nam sẽ đưa Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất phần mềm vào hoạt động. Đây là một trong 2 trung tâm của Robert Bosch toàn cầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trung tâm khác đặt tại Ấn Độ với 7.000 kỹ sư làm việc).
Ông Võ Quang Huệ, Giám đốc điều hành Công ty Robert Bosch Việt Nam cho biết, tính đến thời điểm này, Robert Bosch đã giải ngân được 24 triệu euro trong tổng số 55 triệu euro vốn cam kết cho hạng mục quan trọng nhất là Dự án Nhà máy sản xuất dây chuyền lực cho hộp số tự động trong xe hơi, với công suất 2,3 triệu sản phẩm, đặt tại Long Thành - Đồng Nai (năm 2008 – 2009, Robert Bosch Việt Nam đã triển khai sản xuất trên nhà máy tạm). Ngoài ra, Robert Bosch Việt Nam sẽ triển khai giai đoạn II của Dự án và giải ngân toàn bộ số vốn 55 triệu euro vào năm 2015. Hiện Việt Nam là thị trường duy nhất tại Đông Nam Á mà Robert Bosch thực hiện cả 3 công đoạn: bán hàng - sản xuất - nghiên cứu.
Ngoài các tên tuổi lớn nêu trên, một trong những thị trường truyền thống, nằm trong mục tiêu thu hút đầu tư của TP.HCM là Nhật Bản (quốc gia đang dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh trong ngành công nghiệp công nghệ cao). Theo ông Lư Thanh Phong, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, tính đến thời điểm này, TP.HCM đã thu hút trên 3.000 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (với tổng vốn trên 37 tỷ USD). Trong đó, doanh nghiệp Nhật Bản chiếm 398 dự án, chủ yếu trong các lĩnh vực: cơ khí, sản xuất linh kiện chính xác, chế biến thực phẩm… Song điều đáng nói là, các nhà đầu tư Nhật Bản rất cẩn trọng trong việc mở rộng các khoản đầu tư, bởi nguồn lực cũng là vấn đề đáng lo ngại.
Tuy nhiên, gần đây, các tập đoàn sản xuất linh kiện bán dẫn của Nhật Bản đã có một số động thái đẩy mạnh đầu tư. Cụ thể, trong buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM mới đây, ông Nagamori Shigennobu, Chủ tịch Tập đoàn Nidec khẳng định, Nidec sẽ tiếp tục đầu tư hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Khu công nghệ cao TP.HCM (sau khi Nidec đã có 3 dự án đang hoạt động tại đây và 1 dự án của Nidec Copal vừa được cấp giấy phép, với tổng vốn gần 500 triệu USD). Đồng thời, Chủ tịch Tập đoàn Nidec cũng cam kết sẽ hỗ trợ việc kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản (sản xuất linh kiện cho sản phẩm của Nidec) vào Khu công nghệ cao TP.HCM.
Trên thực tế, cho dù chưa có nhiều những tên tuổi lớn như Intel, Robert Bosch hay Nidec chọn Việt Nam làm điểm đến để đầu tư, song điều này đã tạo hiệu ứng tốt cho việc xúc tiến đầu tư, cũng như góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cao.
“Việt Nam đang có ưu thế so với các quốc gia khác trong khu vực (chi phí lao động, vị trí thuận tiện cho vấn đề vận chuyển sang các thị trường khác tại châu Á - Thái Bình Dương…), song để phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, Việt Nam phải xác định là nơi đặt địa bàn sản xuất và xuất khẩu của các công ty lớn”, ông Huệ nhấn mạnh.
(Theo Hải Âu // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com