Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làm khó nhà đầu tư

Không ít doanh nghiệp FDI bị làm khó do thiếu thống nhất trong thực thi pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Mới đây, khi Công ty Dầu thực vật Cái Lân đề nghị được nộp thuế thuê đất một lần cho dự án mở rộng của họ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh hoàn toàn ủng hộ và gửi đề xuất sang Sở Tài chính. Mọi việc trở nên phức tạp khi Sở Tài chính trả lời là Công ty này không thuộc diện được thuê đất một lần do là công ty liên doanh chứ không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

“Với giải thích của cơ quan thuế, tài chính, thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa chỉ là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; chúng tôi không biết giải thích thế nào với doanh nghiệp cả”, ông Vũ Thành Lộc, Trưởng phòng Phòng kinh tế đối ngoại (Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh) bức xúc.

Ông Lộc cũng cảm thấy băn khoăn khi từ trước đến giờ, các quy định về nhà đầu tư nước ngoài vẫn được hiểu và áp dụng theo quy định của Luật Đầu tư, theo đó nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, còn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo định nghĩa tại Điều 3 Luật Đầu tư 2005, bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam...

Như vậy, việc công ty liên doanh không phải là nhà đầu tư nước ngoài thì đúng là không thể hiểu nổi. Mọi việc cho đến giờ vẫn đang treo. Ông Lộc cho biết, sẽ tìm cách để giải quyết rốt ráo vấn đề này, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
Rõ ràng vướng mắc trong pháp luật về đầu tư không chỉ dừng lại ở những va chạm pháp luật trong bối cảnh hệ thống pháp luật kinh doanh đầu tư, xây dựng, đất đai của Việt Nam đang hoàn thiện. Điểm mà giới đầu tư kinh doanh luôn cảm thấy e ngại khi tiếp cận với các cơ quan quản lý nhà nước là sự không rõ ràng trong cách định nghĩa, cách hiểu và thực hiện các quy định.

Vấn đề định nghĩa “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” chắc chắn sẽ lại căng thẳng vào thời điểm ngày 1/1/2009, khi Việt Nam chính thức thực hiện hàng loạt cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của mình. Trong khi đó, các nhà đầu tư chưa có được hướng dẫn cụ thể về các điều kiện kinh doanh, các giới hạn tỷ lệ sở hữu, lộ trình tăng tỷ lệ sở hữu… Câu hỏi về việc một doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh đa ngành thuộc diện có điều kiện giới hạn tỷ lệ sở hữu khác nhau thì áp dụng như thế nào vẫn chưa được giải đáp.

Đặc biệt, việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp 100% sở hữu trong nước hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thuộc cam kết mở cửa có điều kiện của Việt Nam, thì những thay đổi về thương quyền của doanh nghiệp do thay đổi về tỷ lệ sở hữu vốn sẽ được giải quyết như thế nào, thuộc trách nhiệm của cơ quan nào… cũng đang để ngỏ. Các doanh nghiệp trong nước có phải đóng cửa các cơ sở bán lẻ, chỉ giữ lại 1 cơ sở không khi có nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần?

Nhiều nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng vào Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc áp dụng một số cam kết liên quan đến đầu tư với WTO, song theo một số chuyên gia, “quả bóng đang đưa trả về cho các cơ quan quản lý chuyên ngành”.

Liên quan đến mối quan hệ giữa pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành, những khúc mắc dường như vẫn chưa được giải quyết. Không nhắc lại những ma trận thủ tục, quy trình mà các nhà đầu tư buộc phải trải qua do sự thiếu thống nhất giữa pháp luật về đầu tư với đất đai, môi trường, xây dựng…, song việc ngành dọc cứ chiểu quy định của ngành dọc để làm cũng là cản trở không nhỏ.

Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư Điện Biên đã đưa ra câu hỏi là việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản trước hay sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư. Lý do là, Điện Biên đang thực hiện theo quy trình cấp trước hoặc song song hai thủ tục này. Song tỉnh Lào Cai bên cạnh lại khăng khăng chỉ cấp giấy phép khai thác khoáng sản khi nhà đầu tư có giấy chứng nhận đầu tư. Bỗng nhiên, cả địa phương và nhà đầu tư bị đẩy vào tư thế bất an, không xác định được cách làm đúng.

(Theo báo Đầu tư)

  • Thu hồi 26 giấy phép dự án FDI
  • Cho phép “siêu tổng công ty” tham gia các dự án điện
  • CEPF và BirdLife tài trợ hai dự án đầu tiên cho Campuchia và Việt Nam
  • Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch và dịch vụ quốc gia, quốc tế
  • Phấn đấu khởi công dự án xây dựng khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ Bắc Sông Cấm trong quý 1-2009
  • Khu công nghiệp Mai Trung: 4 năm, chỉ có 3 công ty hoạt động
  • 20 triệu euro xây dựng Nhà máy phong điện Côn Đảo
  • Khuyến khích thu hút các dự án lớn, trình độ công nghệ cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!