Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kết nối cơ hội đầu tư

Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khởi động nhiều kế hoạch đầu tư, kinh doanh.

Theo những dự kiến ban đầu, các lĩnh vực được lựa chọn sẽ là bất động sản, thương mại và du lịch. Các dự án này sẽ được thực hiện dưới tên tuổi là Công ty cổ phần Đầu tư doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Kết nối cơ hội đầu tư tại Việt Nam

Có vẻ như thị trường bất động sản của Việt Nam đang có sức hút đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài. Ngay trong đợt về nước tham gia Đại hội thành lập Hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, 20 doanh nghiệp từ Ukraine đã có các buổi làm việc dày đặc với các doanh nghiệp đầu tư bất động sản lớn ở trong nước như Hoàng Anh Gia Lai, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị... Một số kế hoạch đầu tư vào bất động sản du lịch đang nhen nhóm.

Cùng với đó, các cơ hội thương mại trong lĩnh vực này cũng đang được các doanh nhân ở nước ngoài đặt nhiều kỳ vọng. Ông Trần Văn Tây (Việt kiều ở Thuỵ Sỹ) cho biết vào tháng 11 tới, doanh nghiệp của ông sẽ về Việt Nam giới thiệu sản phẩm máy hàn vỉ thép phục vụ đổ bê tông công trình xây dựng lớn lần đầu tiên có mặt tạiViệt Nam. “Với tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng cao tầng quy mô lớn, Việt Nam là thị trường tốt cho công nghệ mới”, ông Tây nói.

Đặc biệt, điều quan trọng là các doanh nhân thành viên BAOOV đang đặt nhiều kỳ vọng về khả năng thực hiện các dự án quy mô lớn và rất lớn với sự hợp tác, góp vốn và kinh nghiệm đầu tư – kinh doanh của các thành viên. 

Thông đường thông tin ra nước ngoài

Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ có lẽ cũng phải cân nhắc tới ý kiến của một doanh nhân Việt kiều ở Hungary khi lý giải tại sao thương hiệu G7 của Trung Nguyên không bán được nhiều tại chuỗi cửa hàng bán lẻ của họ. Lý do rất đơn giản, theo ông Phạm Ngọc Chu, chủ chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Hungary, vì thương hiệu G7 khiến người ta nghĩ đến một loại hoá chất, chất tẩy rửa nhiều hơn là một thức uống. 

Tương tự, một hướng đi không trúng tâm lý người tiêu dùng Hungary khi vỏ bao bì sản phẩm nấm tươi lại có màu nâu có đốm.

“Người Hungary và kể cả người châu Âu có thói quen tiêu dùng nấm trắng. Với màu nâu đốm, họ sẽ liên tưởng đến nấm bị hỏng. Tôi muốn đề nghị các doanh nghiệp sản xuất trong nước là, ngay cả với nấm hộp, cũng không nên dùng màu sắc tối cho vỏ bao bì”, ông Chu chia sẻ.

Gỡ nút thắt

Sẽ không dễ để những thông tin này đến được các nhà sản xuất trong nước nếu như không có được sự tụ họp các doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài trong một tổ chức đại diện như Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài. Lâu nay, các doanh nhân người Việt ở nước ngoài vẫn có các mối quan hệ với các công ty sản xuất tại Việt Nam, tạo ra mạng lưới tiêu thụ hàng hoá. Hiện tại, hàng hoá Việt Nam đang được tiêu thụ khá nhiều thông qua các tổng kho nhập hàng của người Việt Nam, đặc biệt tại các nước châu Âu.

Tuy vậy, ông Nguyễn Đồng Hải, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt kiều ở Slovakia cho rằng, các hoạt động này có tính tự phát, chưa có những định hướng lớn. “Các thông tin về sự biến đổi của thị trường, thay đổi về luật lệ xuất nhập khẩu của các thị trường nhập khẩu không có kênh thông tin chuyển tải kịp thời và sâu rộng tới các doanh nghiệp Việt Nam. Và các doanh nghiệp ở nước ngoài cũng thiếu những thông tin về tình hình sản xuất - kinh doanh trong nước”, ông Hải nói.

Hơn thế, thủ tục hành chính vẫn là nút thắt cho các kế hoạch đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Heng Samnang, Tổng giám đốc Công ty V.N.P (Campuchia) cho rằng, thủ tục hành chính còn khá rắc rối là điều ông cảm thấy khó khăn nhất khi nghiên cứu và thiết lập các kế hoạch đầu tư tại Việt Nam.

“Chúng tôi đang có kế hoạch đầu tư chế biến cá nước ngọt thiên nhiên tại Việt Nam trên cơ sở nhập khẩu nguyên liệu từ Campuchia. Công việc đang được nghiên cứu, song nếu như các bước thủ tục được công khai, rõ ràng, cụ thể và đầy đủ để doanh nghiệp hoàn thiện nhanh chóng hồ sơ, thì kế hoạch đầu tư tại Việt Nam của chúng tôi sẽ sớm hơn”, ông Heng Samnang cho biết.

 

 

(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư )

  • Cơ hội đa dạng
  • Chính phủ bảo lãnh vay vốn cho dự án đạm Cà Mau
  • Đầu tư ra nước ngoài: Thủ tục sẽ đơn giản và thông thoáng hơn
  • Doanh nghiệp FDI sẽ tham gia xuất khẩu gạo
  • Nỗ lực bị “đạp thắng”
  • “Treo giò” 30 nhà thầu địa phương
  • Chế tài đủ mạnh với chủ đầu tư
  • Chi đầu tư phát triển còn bất cập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!